Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Ngày Kinh Hoàng

Nguyễn Thị Mông Thu


1.       Phiêu lưu

Thế là cuối cùng bốn đứa chúng tôi cũng đã đáp ứng được lời mời về thăm quê của Khải sau nhiều lần khất tới khất lui.
Quê Khải ở tận trong vùng rừng núi hoang vu cách đường cái hơn bốn mươi cây số mà không có bất kỳ một phương tiện giao thông nào ngoài loại xe “Căng – hải” như chúng tôi vẫn thường đùa vui với Khải.
Dân cư ở đó thưa thớt, sống chủ yếu bằng nghề săn bắn và trồng trọt. Tất cả những sản phẩm mà họ có được thường dùng để trao đổi lẫn nhau, hoặc thỉnh thoảng mới có người đem ra “thế giới bên ngoài” để trao đổi.
Họ thật sự không phải là người dân tộc thiểu số nhưng cuộc sống của họ có vẻ rất đơn sơ đạm bạc và ẩn dật như một vài dân tộc ít người chưa hòa nhập được với cộng đồng.
Gia đình Khải gốc là người Hà Nội. Nhưng mẹ Khải do đã phải trải qua rất nhiều khổ ải của đời sống tình cảm lẫn kinh tế nên mới phải trôi dạt về đó.
Và sau cùng bà nhận ra cuộc sống ở đó phù hợp với bà hơn, nên mặc dù ý định ban đầu của bà chỉ là tạm lánh vào đây để chờ ngày sinh nở và trốn tránh nợ nần, nhưng cuối cùng bà đã chọn nơi này làm quê hương thứ hai và bắt đầu tạo dựng cuộc sống.
Mẹ Khải là một cô gái đẹp được nhiều chàng trai săn đón, nhưng bà chỉ thật sự cảm thấy rung động khi đối diện với Hoàng, một anh chàng lãng tử giang hồ phiêu bạt bốn phương.
Những lời nói ngọt ngào của Hoàng đã dìu bà đi vào một thế giới thần tiên đầy hoa thơm cỏ lạ, những lời hứa hẹn sắt son đã hướng bà tới một viễn cảnh vô cùng hạnh phúc của một gia đình nhỏ bé nhưng đầy ắp tiếng cười đùa của đôi vợ chồng và những đứa con bé bỏng xinh tươi…
Vì tất cả những điều đó, bà đã trao cho Hoàng cái quý giá nhất của đời người con gái, đồng thời cũng đã vay mượn một số tiền lớn để Hoàng “làm ăn” kiếm tiền lo tương lai hai đứa.
Khi nghe bà báo tin đã có mang, Hoàng tỏ ra vô cùng hạnh phúc. Nhưng ngay hôm sau đã bỏ ra đi biền biệt không về mặc cho bà ngày đêm trông ngóng.
Cái thai trong bụng ngày một lớn dần lên, những chủ nợ cũng đã bắt đầu hỏi tới. Bà không còn biết cách nào ngoài việc chạy trốn khỏi nơi cư trú lâu nay.
Nhưng chạy đi đâu? Một cô gái chưa từng lăn lộn với cuộc sống biết phải đi đâu với hai bàn tay trắng và đứa con đang mang trong bụng? Bà chẳng biết mình sẽ phải đi đâu về đâu, cứ bước đi mải miết mà nước mắt không ngừng tuôn chảy…
Bà cảm thấy sợ hãi sự ồn ào náo nhiệt của phố thị, sợ những cái nhìn mà bà tưởng như mang đầy vẻ mai mỉa miệt khinh.
Thế cho nên bà đã chọn hướng đi vào rừng làm đích đến cho cuộc hành trình vô định của mình.
Suốt mấy ngày mấy đêm, bà cứ mệt thì nghỉ, múc nước suối uống tạm, hái trái cây rừng ăn đỡ đói rồi lại lê bước đi sâu vào rừng rậm để trốn tránh loài người.
Đến một hôm bà không còn sức lực để đi tiếp và đã ngã quy bên bờ suối bất tỉnh.
Khi bà tỉnh lại thì đã thấy mình đang ở trong một mái nhà xa lạ…
Một người dân trong làng đi rẫy đã phát hiện ra bà nên đã mang về làng để cứu chữa.
Những người dân trong làng này, đa số cũng là những người gặp phải hoàn cảnh trái ngang, nghèo đói mới tìm về nơi đó để kiếm kế sinh nhai.
Biết được hoàn cảnh của bà, tất cả dân làng đã rất nhiệt tình cưu mang giúp đỡ.
Ban đầu bà ở tạm trong nhà một người, nhưng sau khi biết ý định bà sẽ sinh sống lâu dài tại đây nếu dân làng cho phép thì họ chung tay nhau đi đốn cây, cắt lá để dựng cho bà một túp lều nho nhỏ gần đó.
Mẹ Khải chưa từng phàn nàn một điều gì về những thiếu thốn mà bà phải chịu đựng khi sống ở đó, duy chỉ có một điều mà bà luôn lo lắng là làm sao cho Khải được ăn học đàng hoàng ở một nơi heo hút như thế này?
Lúc Khải lên năm tuổi, ngoài những lúc làm việc, bà đã hết sức tận tụy dạy cho con tập đọc, tập viết và làm những phép tính đơn giản. Không có giấy viết cũng như phấn bảng. Dụng cụ dạy và học của hai mẹ con chỉ là những cành cây khô vẽ lên nền đất.
Thế nhưng cậu bé Khải rất sáng dạ. Học hành một thời gian ngắn cậu đã có thể đánh vần rồi sau đó là đọc trôi chảy tất cả những chữ mà mẹ cậu viết ra.
Bà hài lòng lắm. Bà đã nhờ người mua giúp mấy quyển sách và giấy bút cho Khải.
Việc học hành của Khải bắt đầu dừng lại khi bà mẹ không còn biết phải dạy gì cho con trai nữa.
Từ đó Khải dùng giấy bút để chơi đùa. Cậu vẽ nghuệch ngoạc lên giấy những gì trong đầu cậu nghĩ ra. Rồi dần dần khắc họa lại những điều mắt mình trông thấy.
Bà mẹ vừa vui mừng vừa lo lắng khi thấy con trai mình rất có khiếu về hội họa.
Năm Khải lên mười tám tuổi, bà đã dẫn Khải ra thị trấn để ghi danh Khải vào một lớp hội họa.
Cái dáng vẻ lớ ngớ vụng về buồn cười không chịu nổi của Khải đã làm mọi người chú ý.
Có đứa không tiếc lời chọc ghẹo, nhưng với đám bạn thân chúng tôi thì tuyệt đối không làm những trò đó.
 Chúng tôi nhận ra Khải là một chàng thanh niên tốt, rất thật thà, chỉ tội một điều là hình như anh ta không hề biết chút gì về xã hội mà chúng tôi đang sống, giống như anh ta lạc từ một thế giới khác đến vậy!
Sau một thời gian quen biết, chúng tôi thật sự cảm mến và nể phục tài hoa của Khải. Và cũng được Khải kể cho nghe về quê mình làm cả bọn chúng tôi cứ há hốc mồm ra tưởng như đang nghe kể chuyện cổ tích hoặc chuyện kể về một bộ lạc nào đó đang tồn tại trong rừng sâu mà xã hội loài người đông đảo này chưa phát hiện ra được.
Học vẽ một thời gian Khải đã phát huy được tài năng bẩm sinh của mình, đường tương lai của Khải dường như đang rộng mở thì đùng một cái Khải thôi học trở về quê.
Khi được hỏi, Khải cười thật hiền:
- Mẹ mình chỉ muốn mình học để biết thôi, không có hướng đi theo con đường này. Mình sẽ về quê sống với mẹ. Nếu các bạn thích, các bạn hãy đến thăm quê mình, ở đó có rất nhiều cảnh đẹp, tha hồ cho các bạn múa bút…
Đó là lần đầu tiên Khải mời chúng tôi về quê.
Háo hức vì những câu chuyện Khải kể, chúng tôi cũng rất muốn đi nhưng rồi vì việc này việc khác nên mãi vẫn chưa thực hiện được.
Khải về quê, nhưng thỉnh thoảng những lần đem sản vật rừng núi ra thị trấn đổi chác, mua bán Khải vẫn tìm tới thăm chúng tôi.
Và hôm vừa rồi, bốn đứa chúng tôi đã quyết định dẹp qua một bên tất cả công việc thường ngày để đi một chuyến về cái làng quê nghe như huyền thoại của người bạn lạ lùng tên Khải ấy.
Nói là dẹp công việc qua một bên, chứ kỳ thực chuyến đi này chúng tôi lại thực hiện một nhiệm vụ quan trọng.
Đã được Khải chỉ vẽ tận tường nên việc tìm đường đi đối với chúng tôi không quá khó khăn.
Sau một chặng đường đi xe ô tô, chúng tôi lại đi một chặng xe thồ mới tới được bìa rừng và từ đó bắt đầu vận dụng sức mạnh và sự dẻo dai của đôi chân để tiến bước.
Vì đã được nghe kể trước, nên cả bốn đứa chúng tôi đều cố gắng sắp xếp để chỉ mang theo những vật dụng tối cần thiết, cố thu gọn nhẹ hành lý đến mức tối đa.
Vậy mà sau hơn hai tiếng đồng hồi lội bộ, đứa nào đứa nấy cũng đã mệt lè lưỡi.
Cây cối hai bên đường mòn thì cứ mỗi lúc một thêm dày đặc. Tiếng chim chóc hót vang, tiếng những con vật gì đó mà chúng tôi chưa từng nghe qua, chưa từng biết đến cứ chốc chốc lại làm cho cả bốn đứa phải giật thót cả người!
- Thôi, nghỉ mệt thôi! Tớ không thể nào cất bước nổi nữa rồi đây!
Đạo vừa thở phì phò vừa nói.
Tôi, Tân và Phục đều nhất trí với lời đề xuất đó, vì thật ra đứa nào đứa nấy có khác chi nhau.
Đi trong khu rừng rậm rạp, mặt trời không chiếu rọi nổi những tia nắng gay gắt của mình xuyên qua lớp cây lá dày đặt phía trên, nên chúng tôi không cảm thấy nắng nóng, vậy mà đứa nào cũng mê mết mồ hôi.
Ngồi tựa lưng vào một cây, Đạo vừa phe phẩy quạt bằng cái nón kết vừa nói:
- Đường đi tới nhà thằng Khải sao giống như đi vào một thế giới khác quá! Có khi nào nó là ma, nó ra thị trấn để quyến dụ bọn mình dẫn xác tới đây để nộp mạng không vậy?
Thằng Phục đang ngửa cổ uống nước từ trong chai nước suối mang theo, nghe Đạo nói vậy nó suýt sặc vì cười:
- Ôi trời ơi, thằng Đạo đã chọn sai nghề rồi! Đáng lẽ ra cậu phải theo học ngành sáng tác văn học hay biên kịch gì gì đó mới phù hợp! Không ngờ đầu óc cậu lại phong phú đến mức đó, nghĩ được những chuyện kinh dị như thế! Hay!
Nó kết thúc cho câu nói của mình bằng mấy cái vỗ tay lẹt đẹt vì không ai hưởng ứng.
Tôi cười:
- Tính ra chuyến này mình đi như vầy cũng hấp dẫn quá chứ, mai mốt về vừa có những tác phẩm hội hoạ, đồng thời lại có thêm một tác phẩm văn học hoặc kịch bản điện ảnh cũng không biết chừng!
Đạo cười:
- Hơ hơ… Các cậu cứ việc cười nhạo tớ đi, rồi mai mốt đừng có quấn lấy tớ khi sợ hãi nhé!
Bốn đứa chúng tôi cứ lời qua tiếng lại đùa vui tếu táo một lúc thì cơn mệt mỏi cũng đã tạm rút lui nên đứng lên đi tiếp.
Cứ đi và nghỉ như vậy mãi đến tận chiều tối chúng tôi mới thấy được cái cổng làng cao nghệu giống y như lời mô tả của Khải.
Phục là người phát hiện ra đầu tiên, nó nhảy cẫng lên reo to:
- Tới rồi! Tới rồi! Tối nay không sợ phải làm mồi cho cọp beo trong rừng rồi!
Nhìn theo tay chỉ của Phục, cả đám chúng tôi đều nhận ra cái cổng làng vươn cao như muốn đâm toạc bầu trời.
- Cả cái cổng làng cũng quái dị, chẳng giống ai!
Tân buông một lời nhận xét.
Tôi dặn:
- Ê, bọn mình vào làng người ta làm khách, không được có những lời bình phẩm không hay về họ, mình làm họ tức lên, biết đâu… cả đám không còn đường để quay về?
Tân gậït gù:
- Biết rồi, biết rồi! Tớ chỉ nói đùa cho bọn mình nghe thôi mà! Ai mà dám nhận xét thế với chủ nhà…
Chúng tôi đi chưa tới cổng làng thì đã tháy Khải vừa đi vừa chạy ra tiếp đón.
Phục hí hửng:
- Ê, ê… bộ ở trong làng này có đặt trạm quan sát hay sao mà cậu biết chúng tớ đến thế?
Khải cười:
- Không, không! Làng mình không đặt trạm quan sát gì cả nhưng những người dân sống ở đây đều có những khả năng đặc biệt mà các cậu không thể ngờ được đâu. Vì phải thích nghi với cuộc sống ở nơi hoang dã này cho nên mỗi một người đều có khả năng cảnh giác rất cao, họ có thể nhận biết những dấu hiệu lạ khi chúng xuất hiện còn cách rất xa mình…
- Thế… cậu có khả năng đó không, Khải?
Khải thẹn giống như một cô gái khi nghe lời trêu chọc của đàn ông:
- Hi hi… ừ thì mình… cũng có đôi chút…
Chúng tôi tay bắt mặt mừng rồi cả bốn đứa bước nhanh theo những bước chân sãi dài của Khải.

Mẹ Khải tỏ ra rất vui và hiếu khách khi tiếp đón bốn đứa chúng tôi.
Vì chúng tôi đến bất ngờ không báo trước, nên mặc dù bụng đã đói meo nhưng vẫn phải ôm bụng chờ mẹ Khải lui cui xuống bếp làm cơm.
Chỉ một loáng sau, một mâm cơm đã được dọn ra tươm tất. Tuy chỉ là những món ăn đơn giản như lời mẹ Khải nói mà đối với bốn thằng con trai đang đói cào cấu này thì nó còn ngon tuyệt hơn cả những món đặc sản trong các nhà hàng lớn ở thành phố.
Tôi nói vậy cũng không ngoa chút nào đâu. Vì thật sự đó là những đặc sản thật mà! Nào là măng rừng, thịt thỏ, thịt nai, thịt nhím… Ôi thôi, lần đầu tiên chúng tôi được ăn một bữa cơm trong khung cảnh núi rừng u tịch như thế này, làm cho không khí càng trở nên ấm cúng lúc mấy đứa tôi ngồi quây quần bên mâm cơm nghi ngút khói…
Cái sự ăn coi vậy mà đơn giản hơn cái sự ngủ đây!
Nhà Khải thật ra chỉ là một túp lều bé xíu, chỉ đủ kê hai chiếc giường tre nứa ọp ẹp dành cho mẹ con Khải và một góc bếp nhỏ phía sau.
Khải có vẻ áy náy:
- Các cậu tới bất ngờ quá, tớ chưa chuẩn bị kịp…
Mẹ Khải cắt ngang lời con trai:
- Con đừng lo, hôm trước nghe con bảo vài hôm nữa sẽ có bạn về chơi, mẹ đã hỏi xin ông trưởng làng cho các bạn con được ở nhờ trong ngôi nhà thờ tự của làng và đã được chủ làng đồng ý. Bây giờ các con cứ ngồi đây chuyện vãn, để mẹ chạy tới nhà chủ làng thông báo các bạn con đã đến rồi con đưa các bạn tới đó nghỉ ngơi.
Khải cười tươi, ôm lấy vai mẹ:
- Mẹ của con lúc nào cũng chu đáo vô cùng!
Bà mẹ mỉm cười âu yếm nhìn cậu con trai rồi nhanh nhẹn đẩy cửa bước ra ngoài.
Tôi thật sự cảm kích hai mẹ con Khải, và thầm ước ao mình cũng có được một gia đình như thế, tuy nghèo nàn thiếu thốn vật chất nhưng về mặt tinh thần thì có vẻ như họ đang rất giàu có.
Không như tôi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, nhưng ba mẹ lại bất hòa, hai người lại không thể ly hôn vì nhiều vấn đề như sợ ảnh hưởng đến uy tín và địa vị xã hội, và vì nhiều vướng mắc khác.
Thế cho nên cả ba và mẹ tôi mỗi người đều có cuộc sống riêng và tìm lấy hạnh phúc riêng cho mình, không ai thắc mắc ai, chỉ có tôi là bỗng nhiên trở nên thừa thãi.
Về vật chất tiền bạc tôi không thiếu, tôi muốn gì là có ngay thứ đó. Vì cả ba lẫn mẹ đều muốn bù đắp cho tôi những mất mát bằng vật chất, nhưng họ có biết đâu, tôi chỉ cần sự quan tâm yêu mến… mà điều đó thì có lẽ lâu lắm rồi tôi chưa nhận được!
Giờ đây, nhìn thấy cảnh sống nghèo nàn nhưng đầm ấm của mẹ con Khải, nhất là nhìn ánh mắt của mẹ con họ dành cho nhau mà tôi nghe lòng chua xót quá…
Không lâu sau mẹ Khải về tới. Bà giục Khải đốt đuốc đưa chúng tới ngôi nhà ở tận cuối làng để chúng tôi còn nghỉ ngơi sau một ngày vất vả.
Khải đốt một bó đuốc thật to rồi cầm đi trước dẫn đường. Ban đầu mẹ Khải tính đi theo để sắp xếp cho bốn đứa tôi, nhưng chúng tôi không đồng ý.
Tân nói:
- Dạ, tụi con lớn cả rồi, tụi con làm được, bác đừng lo lắng ạ! Trời tối lắm, bác nên ở nhà nghỉ ngơi, để Khải đưa tụi con đi là được rồi!
Nghe Tân nói vậy, mẹ Khải đành dừng chân ở bậc cửa và nhìn theo chúng tôi đi mỗi lúc một xa.
Con đường trong làng tuy không lớn lắm nhưng rất bằng phẳng và hai bên được trồng một loại cây gì đó để làm hàng rào trông rất đẹp mắt. Ban đêm tuy không nhìn rõ lắm nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được sự sạch sẽ, ngăn nắp của ngôi làng lạ lùng này.
Khải dẫn chúng tôi đi quanh co qua nhiều lối rẽ. Tưởng đâu làng nhỏ, đường đi gần, ai dè cứ đi mãi miết mà vẫn chưa thấy đến.
Tôi nôn nóng:
- Con xa nữa không Khải? Hai cẳng chân tới sắp rụng ra rồi đây này!
Đạo, Phục, Tân đều phụ họa:
- Đúng rồi đó, tụi này sắp rớt hết bù loong, con tán trong chân ra hết rồi Khải ơi! Cậu bảo làng cậu nhỏ, chỉ vài mươi hộ gia đình vậy mà đi mấy cây số vẫn chưa tới cuối làng sao?
Khải cười hềnh hệch:
- Làng ít người, nhưng nhà ở không quây quần nhau mà cách xa nhau lắm! Thành thử làng rất rộng. Nhưng các cậu yên tâm đi, cũng sắp tới nơi rồi, chỉ hết con đường này, quanh một khúc quanh nữa là tới thôi mà!
Cả bốn đứa chúng tôi lếch thếch cố gắng bước theo những bước chân mạnh mẽ sãi dài của Khải.
Đi qua khúc quanh một đỗi, Khải đưa tay chỉ cho chúng tôi thấy một khối to đồ sộ ở phía trước mặt và nói:
- Đó, tới rồi đó! Các cậu sẽ ở trong đấy!
Đạo ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, ở nơi này mà cũng có nhà lầu như ngoài phố chợ sao?
Khải cười:
- Không phải đâu, ngôi nhà này được dựng lên toàn bằng gỗ, loại gỗ quý nhất trong khu rừng này. Người ta làm gác cao nên nhìn từ xa trong đêm tối các cậu tưởng vậy thôi, chứ nơi này làm gì có nhà xây chứ đừng nói gì đến lầu đài…
- Ở nhà gác gỗ à? Thích nhỉ?
Tân reo lên.
- Hiện nay có ai ở trong đó không Khải?
Phục tò mò hỏi.
- Có ông Từ. Ông ở đó để coi sóc nhà cửa, quét tước dọn dẹp mỗi ngày. Trước kia, lúc chưa có ông thì dân làng thay nhau mỗi ngày đến đây làm những công việc đó. Nhưng mấy năm sau này ông Từ từ phương xa trôi dạt tới đây. Người ta thấy ổng đơn thân độc mã không gia đình vợ con gì ráo nên đề nghị ông dọn tới đây ở để chăm sóc nơi thờ cúng của cả làng.
Khải vừa đi vừa giải thích. Và khi câu nói của Khải vừa chấm dứt thì chúng tôi cũng vừa đúng lúc tới trước cổng nhà.
Có lẽ biết chúng tôi sẽ đến nên cánh cổng mở toang chào đón và trong nhà sáng rực ánh đèn.
Khải dẫn chúng tôi đi qua một khoảng sân rộng lớn mới tới được cửa chính ngôi nhà.
- Bác Từ ơi, chúng con tới làm phiền bác đây!
Khải nói lớn.
Có tiếng húng hắng ho từ dưới nhà sau vọng lên, rồi một người đàn ông cỡ tuổi ngoài năm mươi, dáng gầy gò xuất hiện, trên tay cầm một cây đèn to tướng.
Nhìn ông có vẻ khắc khổ, gương mặt không biểu cảm nên khiến mấy đứa chúng tôi hơi lo, trừ Khải.
Ông Từ đưa mắt nhìn quét một lượt qua cả đám rồi nói:
- Bốn đứa lên trên gác. Mỗi tầng ở hai đứa. Có gì cần thì xuống đây gặp bác.
Dường như ông không muốn bắt chuyện với người lạ, vì thế chúng tôi chỉ chào hỏi ông qua loa rồi cả đám dẫn nhau lên gác.
Ngôi nhà gỗ ở nơi hoang vu này có kiểu dáng rất đẹp không thua những ngôi nhà mới vừa xây dựng theo thiết kế của những tay kiến trúc sư có tên tuổi ở thành phố.
Nhà có ba tầng, một tầng trệt và hai tầng phía trên. Tuy không to lớn đồ sộ như lúc nãy chúng tôi hình dung ra khi thoáng nhìn trong đêm tối, nhưng tất cả mọi thứ trong nhà đều được bày biện ngăn nắp và sạch sẽ. Tôi thoáng ngạc nhiên, một người đàn ông như vậy lại có thể gìn giữ ngôi nhà sạch đẹp thế này sao?
Nhưng ý nghĩ đó chỉ thoáng qua trong đầu tôi thôi, chứ tôi không nói ra cho các bạn biết.
Đạo với Tân giành ở tầng hai với cái lý do thật buồn cười:
- Giờ đây tụi tao không còn sức để leo lên tầng trên nữa!
Tôi với Phục chỉ biết cười rồi dắt nhau lên trên.
Khải giúp Tân, Đạo kê dọn đồ đạc xong là lên tầng trên với hai đứa tôi ngay.
- Ở đây gió lạnh, ban đêm các cậu nhớ đóng kín tất cả cửa sổ lại nhé, không nên mở ra, nhỡ gặp phải gió độc thì khốn! Mình thì không sao rồi, vì mình đã quá quen thuộc với khí hậu vùng này, chỉ lo các cậu mới tới chưa thích nghi được với thời tiết, khí hậu ở đây.
Vừa nói, Khải vừa giúp chúng tôi đóng chặt mấy cánh cửa sổ.
Tôi với Phục vừa đặt hành lý gọn ghẽ là nằm vật ra sàn nhà thở dốc.
Ôi, sung sướng biết bao!
Cả một ngày vất vả, những đôi chân vốn chỉ quen với việc bước ra khỏi cổng nhà là nhảy phốc lên xe, vậy mà hôm nay đã vượt qua hàng chục cây số đường rừng núi gian nan…
Giờ đây, được ngã lưng xuống sàn nhà mới hạnh phúc làm sao! Cả hai đứa tôi đều dang thẳng tay chân ra để tận hưởng sự sảng khoái vô cùng này!
Đứng nhìn chúng tôi một lúc Khải cười nói:
- Hôm nay các cậu mệt lắm rồi, nên ngủ sớm đi, mình về đây. Ngày mai khỏe lại, bọn mình thức đêm tán gẫu nhé?
Vì mắt cũng đã lim dim nên cả hai đứa chúng tôi đều gật đầu đồng ý chứ không ai lên tiếng giữ Khải lại để chuyện trò.
Dường như Khải cũng biết điều đó nên vội vã ra về để chúng tôi được ngon giấc.
Ở tầng dưới chắc hai thằng bạn của tôi cũng đã ngủ rồi hay sao mà không nghe động tịnh gì nữa.
Tôi nằm một hồi rồi ngủ quên lúc nào không biết.
Tôi ngủ một giấc thật ngon, nhưng bất ngờ giấc ngủ ấy bị đánh thức bởi một âm thanh vang lớn trong đêm thanh vắng.
Mở choàng mắt ra, tôi nhận thấy trời đã lờ mờ sáng, mà ánh sáng được chiếu rọi vào vào từ khung cửa sổ phía bên kia.
- Cậu thức dậy khi nào thế, Phục?
Tôi cất tiếng hỏi khi trông thấy Phục đang đưng nhìn ra cửa sở, lưng quay về phía tôi.
Nghe tôi hỏi, Phục quay lại, vẻ không bình thường:
- Cậu thức rồi à? Nãy giờ tớ muốn đánh thức cậu đấy nhưng sợ cậu mệt nên thôi…
- Có chuyện gì thế?
Tôi ngạc nhiên hỏi.
Phục vẫy tay rối rít gọi tôi lại:
- Đến đây! Đến đây! Cậu hãy đến đây mà xem!
Tôi ngồi bật dậy, đến bên cạnh Phục với đôi mắt còn chưa tỉnh ngủ.
- Đâu nào?
Tôi vừa cố nhoài người ra cửa sổ vừa hỏi với thái độ rất hiếu kì.
Nhìn ra ngoài tôi thấy có nghĩa trang màu xám xịt, cái màu giống hẹt như màu của một buổi chiều mùa đông ảm đạm, điểm thêm cho cái vẻ hoang vu chết chóc của rừng núi.
- Có gì lạ đâu?
Tôi ngơ ngác hỏi.
Phục có vẻ căng thẳng.
- Không phải, hình như có mấy ngôi mộ nhằm ngay vào cửa sổ… tự nhiên… tự nhiên tớ có cảm giác rờn rợn sao sao ấy!
Phục vừa nói vừa kéo hai cánh cửa sổ khép lại và bảo tôi:
- Thôi, mình xuống dưới xem hai đứa kia đêm qua ngủ nghê thế nào đi! Mà không chừng tụi nó cũng đang chờ mình đấy!
Hai đứa chúng tôi lục đục soạn đồ đạc để lấy bàn chải đánh răng và các thứ khác cho yêu cầu cá nhân rồi đi xuống tầng dưới.
Thấy cửa phòng còn đóng im ỉm và bên trong vắng lặng, hai đứa tôi nháy mắt với nhau rồi lẳng lặng xuống đất làm vệ sinh trước.
Khi tất cả đã tươm tất, tôi và Phục mới quay trở lên tầng một gõ cửa:
- Dậy! Dậy đi hai ông tướng! Mặt trời đã lên cao rồi kìa! Mẹ con Khải chắc đang đợi chúng ta ở trong làng đấy!
Chúng tôi nghe có tiếng vươn vai uể oải rồi tiếng lục đục bên trong. Mãi một lúc sau hai thằng Tân, Đạo mới xuất hiện với cái đầu tóc bờm xờm trông rất buồn cười.
Tôi và Phục vào phòng ngồi chơi chờ hai đứa đi làm vệ sinh xong rồi cùng nhau đi vô làng.
Khi chúng tôi xuống dưới đất, nhìn quanh quất không thấy ông Từ đâu, Đạo lên tiếng gọi:
- Bác Từ ơi… Bác ơi!
Tiếng gọi vừa dứt, chúng tôi nghe có tiếng húng hắng ho rồi tiếng ông Từ vang lên:
- Cứ đi đi…
Bốn đứa tôi nhìn nhau, đứa nào cũng muốn hỏi xem ông có đi đâu không, nếu trưa hoặc chiều chúng tôi về có ai ở nhà mở cửa cho chúng tôi vào không, nhưng nghe giọng nói hơi khó chịu của ông chúng tôi đành im lặng đi ra mà không dám hỏi thêm gì nữa.
Tuy đường đi quanh co và xa đến mấy cây số nhưng vì không có nhiều ngã rẻ nên chúng tôi không hề bị lạc đường mà dễ dàng trở lại được nhà của mẹ con Khải.
Vừa thấy bóng dáng chúng tôi, mẹ Khải đon đả:
- Các cháu ngủ một giấc, giờ đã khỏe chưa? Lúc nãy thằng Khải nhà bác định tới đó đón các cháu nhưng bác không cho, bảo nó cứ để các cháu ngủ cho thỏa thích. Vì bác biết hôm qua đi đường đứa nào cũng mệt đừ người rồi, phải không?
Đạo cười:
- Dạ, một giấc ngủ tuyệt vời bác ạ!
- Khải đâu rồi bác?
Tân nhìn quanh nhà rồi hỏi.
Mẹ Khải cười hiền từ:
- Nó mới chạy ra suối, sẽ về ngay thôi mà!
Quả thật, khi mẹ Khải vừa dứt lời chúng tôi đã thấy Khải về tới, trên tay cầm một xâu cá tươi rói, con nào con nấy to hơn cổ tay còn đang quẫy mình như muốn trốn thoát.
Phục reo lên:
- Cậu đi bắt cá à? Thích quá! Sao không chờ bọn mình tới rồi cùng đi?
Khải nheo mắt:
- Các cậu đừng có lo, rồi mình sẽ dẫn các cậu đi bắt cá, đi đặt bẫy thú, bắn chim rừng… đủ thứ hết, chỉ sợ các cậu không đủ thời gian thôi!
- Cậu yên tâm đi! Bọn tớ đã nhát định đi chuyến này đúng một tháng mới quay về cho bõ công trèo đèo vượt suối, vả lại cũng để hoàn thành nhiệm vụ.
- Hoàn thành nhiệm vụ?
Khải ngạc nhiên hỏi lại.
- Ừ, bốn đứa mình được công ty giao cho một bộ truyện tranh, thời hạn là một tháng. Mà đây là bộ truyện phiêu lưu mạo hiểm nên cả bống đứa nhất trí chọn quê cậu làm nơi thực hiện. Khung cảnh hoang vu thế này rất thích hợp cho bọn tớ thực hiện… Chỉ sợ…
Tôi cười, ngập ngừng.
Khải lo lắng:
- Các bạn sợ gì?
- Chỉ sợ nhà cậu không đủ cơm gạo để nuôi bọn tớ thôi!
Tôi  vừa cười vừa nói.
Khải chưa kịp phản ứng thì mẹ Khải đã nói:
- Ôi, các cháu đừng có lo, ở nơi này đâu sợ gì thiếu ăn, này nhé, gạo bắp có sẵn trên nương rẫy, rau quả có trong rừng, cá ở dưới suối, thịt thì có chim có thú… các cháu không phải lo đâu! Các cháu có ở lại đây cả đời, rừng núi này vẫn cưu mang được các cháu mà!
Khải tiếp lời mẹ:
- Mẹ tớ nói đúng đó, nếu mình siêng năng thì không lo gì đói!
Tân cười cười:
- Gì chứ cái khoản săn thú bắn chim và bắt cá dưới suối là số một, bọn tớ tình nguyện làm việc cả tháng không mệt mỏi…
Cả nhà cùng cười.
Mẹ Khải bảo:
- Thôi, giờ mấy đứa vào ăn sáng rồi theo Khải lên rẫy hoặc vào rừng chơi cho biết!
Chúng tôi thật ngạc nhiên khi nhìn mâm cơm mẹ Khải vừa dọn lên. Với xâu cá lúc nãy Khải mang về, chỉ trong một thời gian ngắn mà bà đã chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, mà món nào trông cũng hấp dẫn, mùi thơm ngào ngạt khiến mấy cái bao tử háu đói của chúng tôi đều sôi lên sùng sục.
Không khách sáo, cả bốn đứa chúng tôi vui vẻ ngồi vào mâm cơm, cả nhà vừa ăn vừa rôm rả chuyện trò như một gia đình đầm ấm.
- Ở làng này, từ lúc tớ chào đời đến nay, tớ mới thấy cảnh vui vẻ thế này lần đầu tiên đấy nhé! Tớ cảm ơn các cậu đã mang đến cho mẹ con tớ niềm hạnh phúc này…
Mẹ Khải cũng cảm động lắm, bà đặt chén cơm đang ăn dở xuống bàn, mắt rưng rưng mà không nói nên lời.
Đạo ngại ngùng:
- Sao cậu lại nói thế? Bọn mình phải cảm ơn bác và cậu mới đúng chứ!...
Tôi xen vào để phá tan cái không khí  “ơn huệ” này, đồng thời cũng để giải tỏa chút thắc mắc cá nhân:
- Ủa, vậy chứ ở đây không hề có tiệc tùng đình đám hay khách khứa viếng thăm sao, Khải?
Khải lắc đầu, đưa mắt nhìn mẹ.
Mẹ Khải thở dài:
- Làng này có một điểm đặc biệt chung, đó là tất cả dân cư ở đây đều từ những nơi khác trôi dạt đến, mà người nào cũng có một quá khứ rất nặng nề, nặng nề đến nỗi đáng lẽ họ đã tìm tới cái chết để giải thoát, nhưng có lẽ vì chưa hết số nên họ không thể chết được. Và họ đã đến đây để trốn lánh cuộc sống bình thường bên ngoài. Họ cắt đứt toàn bộ các mối dây liên lạc năm xưa. Đặt chân tới đây là coi như họ đơn thân độc mã, không bạn bè, không người thân, không có bất cứ sự giao tiếp thân tình nào với bên ngoài. Chỉ có Khải là người duy nhất không như thế, vì bác muốn con trai bác được nhìn thấy thế giới bên ngoài, dù bác không muốn nó sống trong cái thế giới đó, nhưng bác vẫn muốn nó biết để tìm hiểu và chọn lựa cuộc sống của riêng nó khi bác không còn sống trên đời này nữa.
Mẹ Khải trầm ngâm một chút, cả mấy đứa chúng tôi không ai dám lên tiếng.
- Tuy họ đã rời xa chốn cũ, cắt đứt mọi liên lạc thân thiết với bên ngoài nhưng họ vẫn không sao xóa nhòa được nỗi đau mà bản thân họ đã phải hứng chịu. Cho nên ngày qua ngày, tháng qua tháng rồi năm lại qua năm, họ vẫn làm lụng để kiếm sống nhưng họ luôn ôm ấp nỗi đau của mình, không mở lòng ra được.
Không ai quan tâm tới ai, nhưng khi có ai đó cần giúp đỡ thì họ rất sẵn lòng, chứ họ không phải là những người bàng quang, ích kỷ hay độc ác. Mà chỉ vì nỗi đau của họ quá lớn, che khuất tầm nhìn của họ, chỉ khi nào có ai đó lên tiếng thì họ mới để mắt tới.
Cũng như hiện tại, mặc dù sự xuất hiện của các cháu trong làng này là một điều đặc biệt, chưa từng xảy ra, nhưng sẽ không ai tò mò thắc mắc. Đó là điều đặc biệt ở làng này!
Chúng tôi đã từng nghe Khải kể về những chuyện “không giống ai” của làng mình, nhưng hôm nay nghe mẹ Khải nói thêm về những điểm đó, cả mấy đứa đều không khỏi ngạc nhiên.
- Kể ra sống như vậy cũng có nhiều điều hay, nhưng…
Tân đang nói dở dang thì nhận được một cái bấm nhẹ vào chân để nhắc nhở của tôi, cậu ta lập tức lấp liếm:
- Nhưng… lạ quá!
Khải gật gù:
- Tớ sinh ra và lớn lên ở tại đây, mà khi đem so sánh làng mình với xã hội bên ngoài còn thấy lạ huống hồ gì các cậu!
Thế là suốt bữa cơm hôm đó, chúng tôi cứ nói chuyện xoay quanh những chuyện lạ trong làng.
Kể ra như vậy cũng tốt, không ai xoi mói, dòm ngó lẫn nhau thì cuộc sống cũng sẽ nhẹ nhàng nhiều lắm.
Người ta có thể thoải mái sống theo ý thích của mình mà không sợ điều tiếng gì, không phải sống gò bó vào một khuôn khổ nào đó!
Xong bữa cơm, dù mẹ Khải cố ngăn cản những chúng tôi nhất quyết không để bà phải đụng tay vào chuyện dọn dẹp. Tuy là con trai, nhưng bốn đứa chúng tôi cũng đã sống tự lập từ lâu nên chuyện dọn dẹp chén bát không hề có sự lóng ngóng ngỡ ngàng nào.
Chỉ loáng một cái tất cả đều gọn sạch. Mẹ Khải cười tươi:
- Các cháu giỏi quá!
Và sau một loáng ồn ào vui nhộn, cả đám chúng tôi chào mẹ Khải rồi hí hửng theo Khải lên rừng.
Chương trình hôm nay của chúng tôi hôm nay là theo Khải đi rẫy cho biết rồi sau đó sẽ đi sâu vào rừng bẫy thú, đến chiều mát sẽ quay về.
Thức ăn đem theo được mẹ Khải gói ghém cẩn thận bằng mấy chiếc lá rừng trông như một cái bánh, trông rất thích mắt.
Khỏi phải nói cũng biết chúng tôi mê mẩn thế nào với việc săn bắn và bẫy thú đó. Nhưng do tính nóng nảy và bộp chộp của mấy đứa con trai thành phố chúng tôi mà làm cho cuộc đi săn hôm ấy bị thất bại. Tuy nhiên cũng không đến nỗi phải về tay không, Tân hãnh diện xách lủng lẳng hai con thỏ rừng với mấy chú chim y như chiến tích của mình vậy, nhưng thật ra, chính do sự ngăn cản kịp thời của Khải, không cho Tân nhào ra sớm mới đạt được kết quả đó.
Tối hôm đó, chúng tôi ăn uống nói cười với nhau đến tận mười giờ mới lúc tục kéo về chỗ ngủ. Dù chúng tôi cố ngăn cản nhưng Khải vẫn một mực theo tiễn chúng tôi đến trước cổng nhà. Khi cả bốn đứa đều đã vào trong sân, Khải mới chịu quay về.
Chúng tôi hơi lo lo, không biết đi về khuya khoắt thế này có làm phiền ông lão Tứ hay không, nhưng lúc nãy mẹ Khải có nói rồi, ông sẽ không phiền trách gì đâu, nên nỗi lo của chúng tôi cũng nhẹ đi đôi chút.
Trong nhà tối thui không một tia sáng nhỏ nào. May nhờ tôi có mang theo cây đèn pin, các bạn vẫn cười tôi có tính lo xa, chu đáo như phụ nữ, nhưng trong nhiều trường hợp, chính nhờ cái tính đấy của tôi đã giúp ích được rất nhiều việc.
Bật đèn pin, quét một lượt quanh nhà vẫn không thấy ai mà cửa lại không khóa chỉ khép hờ.
Tôi vừa định lên tiếng gọi ông Tứ thì đã nghe tiếng ông:
- Cứ về phòng ngủ đi!
Thế là chúng tôi chẳng ai nói lời nào, nhanh nhẹn nhảy phốc lên cầu thang về phòng mình.
- Cái ông lão này hà tiện từng lời nói, khiến mình cũng dám bắt chuyện để làm thân!
Phục cằn nhằn.
Tôi cười:
- Cậu quên những lời mẹ Khải kể lúc sáng rồi sao? Những người ở làng này đều như thế cả mà! Họ không muốn kết thân với ai và cũng không muốn ai bắt chuyện làm thân với họ. Bởi thế cậu hãy quên ngay cái ý nghĩ ấy đi!
Nghe tôi nói vậy, Phục làu bàu gì đó trong miệng rồi ngã người xuống sàn với vẻ thoải mái.
Những ngày tiếp sau đó, chúng tôi vẫn giữ nếp sinh hoạt đều đặn. Sáng sáng xuống nhà Khải dùng cơm sáng rồi đi rẫy, đi rừng với Khải trọn buổi sáng. Chỉ sau một tuần lễ, chúng tôi đã khá thành thạo với việc đồng áng và cũng có một vài kinh nghiệm trong việc săn bắn.
Buổi chiều chúng tôi không tham gia vào công việc với Khải mà bắt tay vào công việc của riêng mình. Có hôm chúng tôi về nơi ở để vẽ, có hôm chúng tôi mang theo mang theo dụng cụ để làm việc trong rừng hoặc ngay trên nương rẫy mà mẹ con Khải đang làm lụng.
Có lúc, ban ngày chúng tôi lại đi dạo quanh làng hoặc lên rừng ngắm cảnh mà không săn bắn…
Và rồi vì công việc, có hôm chúng tôi không đi chung nhau, mà mỗi đứa đi lang thang riêng một hướng để tìm ý tưởng cho mình.
Chúng tôi đã quen với sự thờ ơ của ông Từ nên việc đi sớm về muộn, đứa về trước đứa về sau cũng không lo lắng gì nữa, và coi đó là nơi có thể đi về bất cứ lúc nào không làm phiền phức tới ai.
Bởi vậy, có khi mấy ngày liền chúng tôi không thấy ông Từ và cũng không ai thắc mắc ông đang làm gì, đang ở đâu.
Ngày ngày cứ trôi qua như thế.
3. Những ngày kinh hoàng

Một hôm, sau khi ăn cơm tối xong, tôi hơi mệt nên về trước. Về tới nơi, tôi lăn ra ngủ thiếp di lúc nào không hay. Đến lúc thức dậy không thấy ai cả nên tôi đi xuống tầng dưới để tìm xem các bạn đã về hay chưa.
Gõ mãi cửa mới mở, tôi đang định hỏi Đạo làm gì thì thấy nó với Tân đang xịu mặt ra nhìn tôi. Tôi cứ tưởng hai chúng nó cãi nhau.
Vừa tính mượn cớ để rút lui thì Đạo nói:
- Này, Đăng… tớ hỏi cậu chuyện này nhé… tối hôm qua cậu có nghe tiếng khóc không?
- Khóc? Tiếng khóc gì?
Tôi giật mình hỏi lại.
- Hai giờ đêm hôm qua, hai đứa chúng tớ đang ngủ thì bỗng nhiên tỉnh dậy, nghe bên ngoài có tiếng khóc hu hu. Mẹ kiếp! Nó làm tớ sợ chết khiếp! Suốt ngày hôm nay đã mấy lần tớ muốn kể nhưng Tân cản lại, không muốn các cậu hoang mang, nhưng thật sự khi màn đêm buông xuống thế này thì tớ và Tân đều cảm thấy rất không an toàn, rất sợ hãi…
- Cậu nói có tiếng khóc? Ở đâu?...
Tôi hỏi.
Tân run run đưa tay chỉ.
Tôi chau mày lại nhìn ra bên ngoài cửa sổ, nơi mà tối hôm chúng nó bảo có người khóc và nói:
- Tớ nhát gan, hay sợ, các cậu đừng dọa tớ đấy! Chuyện này là thật hay giả?
- Ai nói gạt cậu làm gì?
Đạo nhìn thẳng vào tôi. Tân đang đứng bên cạnh cũng hướng ánh mắt vào tôi.
- Vậy… vậy… ngoài kia có ai ở không?
Tôi nhìn đi nhìn lại cánh cửa phòng và tấm vách gỗ.
Đạo nói:
- Lúc trưa, tớ có xuống hỏi ông Tứ, nhưng không nhắc đến chuyện hôm qua, sợ ông ta cho rằng chúng ta bịa đặt nhiều chuyện. Ông Tứ bảo bên kia vách của phòng này là cái kho chứa đủ thứ đồ vật linh tinh… Bình thường cánh cửa đó khóa suốt, không có ai ra vào được, cũng không có ai sống trong đó.
Lập tức tôi sởn hết gai ốc nói:
- Trong đó không có ai, vậy tiếng khóc đó từ đâu ra? Cậu… hai cậu có nghe đúng là tiếng khóc không? Hay là tiếng gió?
Đạo quả quyết:
- Rõ ràng cả hai đứa chúng tớ cùng nghe chứ nào phải đâu riêng tớ mà bảo là mơ ngủ hay hoang tưởng gì gì ấy! Nửa đêm lặng ngắt như tờ, nên vừa có tiếng khóc là nghe rất rõ, nghe tiếng thì biết chắc là con gái, mà không, là tiếng khóc của phụ nữ đứng tuổi thì đúng hơn. Tiếng khóc nghe thảm lắm, nghe tức tưởi thế nào ấy…
Tôi ấp úng:
- Bây giờ mình phải làm sao đây? Có cần gọi ông Tứ lên để hỏi lại không?
Đạol nghe tôi nói lắc đầu bảo:
- Thôi được rồi! Thôi được rồi! Muộn thế này mà còn hỏi gì… nếu trong đó có người thật thì đáng sợ quá!
Đạo vừa dứt lời, cái cảm giác sợ hãi đã tràn ngập bủa vây lấy tôi.
Tôi cắn răng mím môi hỏi:
- Vậy tối nay các cậu định thế nào?
- Còn định thế nào được nữa? Đành phải ráng mà ngủ thôi chứ biết làm sao bây giờ?
Tân ngao ngán nói.
Tôi gợi ý:
- Hay các cậu lên trên ngủ với tớ và Phục đi!
Đạo lắc đầu:
- Không được, mình phải giữ đúng nguyên tắc chứ! Phải để cho mỗi người có không gian sáng tác riêng, nếu dồn lên đó ở một đêm thì không sao chứ ở hoài làm sao chúng ta làm việc được trong cái khung cảnh nhỏ hẹp chật chội như thế? Mà ở tạm một đêm thì ở làm gì, chi bằng cứ cố ở lại đây…
Ngập ngừng một chút, tôi nói:
- Vậy tớ sẽ mở điện thoại nhé! Có chuyện gì cứ gọi cho tớ. Mấy hôm rồi bọn mình sợ máy hết pin nên không dám mở, tối nay thì phải sử dụng thôi!
Đạo và Tân gật đầu đồng ý.
Khi ra về tôi liếc nhìn căn phòng chứa đồ linh tinh kia, chỉ thấy chiếc khóa to tướng nằm ngang trên then cửa đã han gỉ chứng tỏ lâu lắm rồi không ai ra vô căn phòng đó.
Tôi về phòng không bao lâu thì Phục về tới. Tôi ngại Phục lo sợ nên không kể lại với cậu ấy, chỉ nằm đọc sách với vẻ trầm tĩnh.
Phục cởi giày rồi lăn ra sàn nhà vớ lấy một quyển sách cùng xem chung một ngọn đèn với tôi.
Đột nhiên Phục ngẩng đầu lên hỏi:
- À đúng rồi, khi nãy vừa lên phòng tớ ngửi có mùi lạ, cậu có ngửi thấy gì không?
- Không! Cậu ngửi thấy mùi gì thế?
Tôi hỏi lại.
- Trong phòng này hình như có mùi gì đó, giống như là mùi chuột chết!
Phục vừa nói vừa nhìn quanh.
- Không có đâu, trong phòng này có chỗ nào chất đồ đạc hay rác rưởi gì đâu? Làm sao có chuột chết được? Hơn nữa ở đây lạnh thế này làm sao có chuột được?
Tôi nói.
- Không, không! Tớ chưa nói hết, có mùi là lạ nhưng sau đi vài bước lại không thấy mùi đó nữa!
- Đột nhiên không ngửi thấy mùi đó nữa à? Cậu nói thế là sao?
Tôi thắc mắc.
- Khi tớ phát hiện ra mùi lạ, tớ nhìn quanh quất để tìm xem mùi thối ở đâu ra, đúng lúc đó tự nhiên có người đến…
- Có người đến à? Ai thế?
Phục đang kể, tôi ngắt lời vì quá nôn nóng.
Phục lắc đầu:
- Tớ không biết, xem cách ăn mặc thì cô ta có vẻ cũng nghèo nàn lắm, cô ta không nhìn thẳng vào tớ mà chỉ đi lướt qua bên tớ một cái rồi xuống thang gác.
- Cô ấy là người trong vùng này à? Có phải mùi tỏa ra từ người cô ta không?
Tôi càng thắc mắc.
- Hình như không phải, vì khi cô ta đến gần tớ thì mùi thối đó tớ không còn ngửi thấy nữa…
Phục nói.
- Cậu có thấy lạ không?
Tôi nhổm lên nhìn Phục.
- Lúc đó tớ không thấy gì lạ cả, nhưng nghĩ lại càng lúc càng thấy vô lý! Thôi… thôi… không nói chuyện này nữa! Tớ đã hơi hoang mang mà thái độ của cậu làm tớ sợ rồi đây này!
Trong đầu tôi bỗng hiện ra một bóng đen, đồng thời tôi còn tưởng tượng ra cả hình dáng của người đó nhưng không nói gì thêm nữa.
Cầm điện thoại lên xem, tôi thấy đã hơn mười giờ nhưng còn lâu mới đến cái giờ nghe có tiếng người khóc mà Đạo nói.
Hôm nay tôi mở điện thoại suốt, tôi dự cảm có điều gì đó sắp xảy ra.
Tôi vất cuốn sách sang bên, nằm nghĩ lan man về cái mùi thối mà Phục vừa nói.
Phục cũng đã vất sách đi nãy giờ, co rúm người lại trong chăn, không biết vì lạnh hay là vì sợ.
Lúc đó, tôi như sực nhớ ra chuyện gì, quay đầu lại hỏi Phục:
- Đúng rồi, cậu bảo cô ta đi từ đâu xuống?
- Ai cơ?
Phục hỏi.
- Chính là người mà cậu đã gặp trên cầu thang đó!
Tôi lại nhổm dậy.
- Tầng hai!
Phục khẳng định.
- Chỗ nào của tầng hai? Là mặt nào của phòng Đạo ở?
- Là ở chỗ… là ở chỗ… tớ cũng không nhớ rõ!
Phục ấp úng.
- Có phải vách tường phía đông không? Có phải cái góc dể hành lý trong phòng Đạo không?
Tôi hấp tấp hỏi.
- Tớ cũng không nhớ hành lý đặt ở góc nào nữa. Cậu hỏi làm gì mà khẩn trương thế?
Phục nhìn tôi tò mò.
Tôi cười chống chế:
- Ồ, không có chuyện gì… chỉ tại… tớ hỏi cho biết thôi…
Tôi lại nằm vật xuống, vớ lấy quyển sách rồi lại vất đi. Cầm điện thọai lên xem, hơn mười một giờ đêm. Tôi đặt điện thoại ở đầu nằm, tắt đèn, căn phòng trở nên tối om, hai mắt tôi cố nhắm lại nhưng không tài nào ngủ được.
Tôi biết mình đang đợi điện thoại, nhưng thật lòng mà nói, tôi rất sợ phải nghe cuộc điện thoại này.
Không biết đã qua bao nhiêu thời gian, Phục đã ngủ say, tiếng thở yên tĩnh chầm chậm, nhưng nhịp tim tôi cứ đập liên hồi.
Tôi lại bật điện thoại lên xem, đúng mười hai giờ!
Trong đêm tối, cứ đợi mãi nhưng điện thoại vẫn không động tĩnh gì, tôi không chịu được nữa. Tôi quay đầu lại nhìn Phục, cậu ta vẫn đang ngủ say.
Tôi mò mẫm đi, lấy điện thoại soi đường, lón nhón đi dần ra ngoài. Gần đến cửa bỗng có điện thoại của Đạo gọi tới:
- A lô, thế nào rồi?
Tôi hỏi
- Chưa, chưa có gì cả!
Đạo trả lời.
- Nói đi, thần kinh tớ sắp đứt tung ra đây này, cậu gọi điện cho tớ làm gì thế?
Tôi cáu.
- Ha ha… thì gọi để cậu biết không có gì xảy ra, để cậu yên tâm mà ngủ! Vậy cũng mắng tớ được sao?
Đạo làm ra vẻ vô tội.
Tôi bực nhưng cố nén lại:
- Thế thì tốt rồi! Vậy chúng ta đi ngủ nhé?
- Ừ!
Tôi ngắt điện thoại, trở vào nằm xuống định ngủ. Nào ngờ vừa mới nhắm mắt chưa được mấy phút, chiếc điện thoại bên tai bỗng rung lên bần bật.
Tôi ngồi bật dậy, lật nắp điện thoại ra xem thì ra là Đạo đang gọi.
Trấn tĩnh một lúc tôi mới có thể bật nút nghe. Chỉ nghe trong điện thoại có tiếng gió, hình như Đạo sợ quá nên không nói được lời nào.
- Sao? Sao rồi?
Tôi hoảng quá.
Tiếng Đạo thì thào:
- Cậu đừng nói nữa, hãy lắng nghe đi, lắng nghe trong điện thoại đi!
Tôi liền im bặt, đặt loa điện thoại sát tai, chỉ nghe thấy tiếng xào xào nho nhỏ, hình như đó là tín hiệu nghe không rõ, ngoài ra không nghe thấy gì nữa.
Vừa toan hỏi thì bỗng “a”, tiếng khóc của một người phụ nữ vang đến, tiếng khóc như đâm vào màng nhĩ tôi. Không chịu được, tôi lắp bắp mấy tiếng và nhìn sang bên một cách vô thức, thấy Phục cũng đã tỉnh giấc từ lúc nào, đang sững sờ nhìn tôi.
Tôi trấn tĩnh lại, vừa nhìn Phục đang thần người ra vừa nói:
- Sao rồi? Sao rồi?
Chỉ nghe thấy tiếng lắp bắp bên kia đầu dây của Đạo, hình như cậu ta đang cố an ủi Tân đừng sợ… nhưng trong điện thoại vẫn còn nghe thấy tiếng gì đó từ xa nữa… có tiếng ồn nhưng không nghe rõ tiếng gì.
Tôi gần như hét lên:
- A lô, alô, nói đi chứ! Nói gì đi chứ!
Lúc đó Phục đã trườn lại gần bên tôi, ngước mắt hỏi:
- Có chuyện gì thế?
Tôi khoát tay ra hiệu cho Phục im lặng rồi nói:
- Alô, alô!...
Bên kia diện thoại có tiếng trả lời, nghe giọng Đạo run run nói:
- Lại… đến… nữa rồi! Cậu… các cậu nhanh xuống đay đi… cô ta hịen đang ở trước phòng tớ!
Tôi có cảm giác như trái tim sắp vọt ra khỏi miệng, nghẹn ở cổ họng không nói được.
Xuống đó ư? Như vậy không phải tự tìm đến cái chết sao?
Lúc đó cả hai đầu điện thoại không ai nói gì thêm nữa, vừa đờ ra được một lát, bên kia Đạo hét lớn:
- Cậu nghe đi! Cậu nghe đi, có nghe rõ không?
Thực ra, ngoài tiếng thở hổn hển của cậu ta ra, tôi không nghe thấy gì nữa cả. Nhưng tôi thấp thoáng nghe thấy tiếng xì xào, như có cái gì đó đang đi từ dưới tầng hai lên tầng tôi đang ở.
- Tớ không nghe thấy gì cả!
Tôi hét vào máy.
Và tôi bỗng nghe “ực” một tiếng, giống như Đạo vừa nuốt vật gì rất to vào cổ họng.
- Bây giờ thì hết rồi! Tiếng khóc đó đã ngưng rồi! Giờ các cậu có thể xuống đây không?
Đạo hỏi tôi.
- Bây… bây giờ ấy à?
Tôi nghiến chặt răng lại không biết nói gì, quả thật chúng tôi là bạn bè tốt của nhau, nhưng bây giờ mà cậu ta yêu cầu thế thì cũng khó cho tôi quá!
- Các cậu xuống đây đi!
Giọng nói của Đạo đáng thương quá, không giống như giọng nói thường ngày của cậu ta nữa.
Tôi nghiến chặt răng, liếc nhìn cánh cửa phòng nhưng cả người tôi như có ai đang ấn xuống đất, không thể đứng dậy, sau lưng tôi thì từng trận từng trận tê cứng.
- Tớ không dám xuống đó! Tớ quả thạt không dám xuống đó, các cậu lên đây đi!
Tôi nói gần như rên rĩ.
- Hai đứa bọn tớ không dám… ra cửa!
Đạo nói như khóc.
- Tớ cũng không dám, thật lòng tớ rất sợ!
Tôi cảm thấy không khí lúc này như đông lại.
Phục đứng bên cạnh tôi nói:
- Rốt cuộc có chuyện gì vậy? Cậu nói cho tớ biết, nhanh đi!...
Tôi biết không thể tiếp tục giấu Phục được nữa, và lúc này tôi cũng rất cần có người để chia sẻ và hỗ trợ nhau.
- Dưới đó có người khóc!
Tôi vừa nói xong, Phục giật thót người lại rồi kéo chăn cao hơn một tí và cứ nhìn vào mặt tôi trân trối.
- Không được! Không thể được! Chúng tớ không đứa nào dám xuống đó… Đúng rồi! Cậu gọi với xuống, kêu ông lão Từ dưới nhà đi!
Đạo vội vàng đáp:
- Được… được! Tớ quên mất. Cậu đợi điện thoại tớ nhé. Khi nào ông ta lên đây tớ lại gọi cho các cậu…
Tôi ném điện thoại xuống như ném quả lựu đạn, hai tay xoa mạnh với nhau cho đỡ tê lạnh. Phục chui đầu ra khỏi chăn, giương mắt nhìn tôi, chúng tôi bốn mắt nhìn nhau không nói được gì!
Lúc đó, tôi nghe tàng dưới có tiếng gọi to của Đạo:
- Bác Từ ơi… Bác Từ ơi… làm ơn lên đây chút…
Không nghe tiếng ông Từ trả lời, nhưng ngay sau đó có tiếng “Bùng! Bùng! Bùng!” như tiếng ai đang chạy trên cầu thang, rồi nghe cả tiếng mở cửa, trong đêm tối đầy căng thẳng, tôi nghe như bốn bức tường nhè nhẹ rung…
Tôi nghĩ là tiếng bước chân người dưới đất chạy lên mạnh quá nên như thế, cũng tại Đạo và Tân không chịu xuống dưới nhà mà gọi người ta…
Một lúc sau tiếng ồn đã hết, điện thoại tôi lại đổ chuông, là Đạo gọi cho tôi.
- Xuống đây đi! Có ông Từ đến rồi!
Cậu ta nói lớn.
Tôi vội vàng đứng lên kéo Phục chuẩn bị xuống tầng dưới.
Cầu thang tối om không thấy gì cả mà tôi lại quên cầm theo đèn pin, cũng không bíet sao lúc đó tôi không dùng điện thoại để soi đường. Hai chúng tôi lần mò trong bóng tối xuống tầng hai.
Ai ngờ đâu, vừa mới đi được mấy bước, chúng tôi bỗng ngửi thấy mùi xác thối.
- Chính là mùi thối này đấy!
Phục run giọng nói.
Tôi sợ đến nỗi không dám bước tiếp, dừng lại thì không ngửi thấy mùi thối đó nữa.
Tôi mơ hồ cảm thấy có gì đó đang vật vờ trước mặt, nhưng không nhìn rõ. Tôi ý thức được rằng không thể đứng đây lâu được, liền kéo tay Phục tiếp tục đi. Trong lúc đi, tôi cố gắng nện chân thật mạnh để lấy can đảm.
Cả hai chúng tôi ngoặt qua một ngã rẽ tiến tới phòng của Tân và Đạo, đèn trong phòng cậu ta vẫn còn sáng. Lúc đó tôi mới thấy một người đang khom lưng ngồi trước cửa phòng.
Tôi đang sợ đến thừ cả người không cất tiếng kêu được thì bỗng người đó quay lại nhìn tôi, khuôn mặt đen ngòm.
Tôi định thần nhìn kỹ thì ra là ông Từ. Lúc đó tôi mới nhẹ cả người, đi mạnh mấy bước để tiến đến gần, hóa ra ông ta đang lom khom lục lọi cái gì đó trước phòng kho.
Tôi và Phục đến trước cửa phòng Đạo mới phát hiện thấy cửa bên ngoài nơi vào phòng kho vẫn đóng im ỉm, nhưng cánh cửa gỗ bên trong đã mở tự bao giờ.
Đạo và Tân đang theo dõi ông Từ phía bên kia cánh cửa, không nói không rằng, khi thấy chúng tôi xuống tới mới vội vàng mở cửa cho chúng tôi vào phòng rồi nói với ông Từ:
- Bác Từ ơi… có khả năng… có ai ở trong đó không?
Ông Từ nói:
- Nhà này ngoài các cậu ra thường chỉ có mỗi mình tôi ở.
Rồi ông không nói gì thêm, chỉ lấy chùm chìa khóa đủ các cỡ chìa trong người ra, rồi cắm cúi mở cửa.
Lúc đó Phục bỗng nói:
- Này cậu, không còn nghe thấy mùi xác thối đó nữa!
- Ừ!
Tôi nói sau khi hít một hơi không thấy mùi gì cả.
Tân quay sang hỏi chúng tôi:
- Mùi gì? Hai cậu nói mùi gì thế?
- Hôm nay, Phục khi đi lên tầng trên thì ngửi thấy mùi gì là lạ, vừa nãy lúc đi xuống đây cả hai chúng tôi lại ngửi tháy mùi thối đó!
Tôi kể.
- Mùi thối? Các cậu muốn nói mùi thối gì?
Tân tò mò giương mắt nhìn tôi.
- Cũng không rõ mùi thối gì… nói không chừng… nhưng thoắt một cái đã không ngửi thấy mùi gì nữa cả!
Tôi ngao ngán trả lời. Tân và Đạo không hỏi gì thêm nữa, hình như cả hai đứa đang bận suy nghĩ gì ghê lắm.
Tôi thấy lòng mình xáo trộn lên khi nghe Tân hỏi về chuyện này. Hình như những chuyện kỳ quái này có liên quan với nhau, nhưng tạm thời tôi không biết chúng liên quan như thế nào.
Lúc đó ông Từ lấy chiếc chìa khóa để tách hẳn với các chìa khóa khác ra rồi đi về phía cánh cửa phòng kho.
Đúng là chìa khóa của phòng đó rồi, ông vặn nửa vòng, “tách” một tiếng, ổ khóa mở ra, tim tôi như đông cứng lại trong khi ông Từ mở cửa căn phòng.
Tôi liếc mắt nhìn qua ông và có cảm giác như mặt ông trắng bệch.
Tôi hồi hộp chờ đợi hành động tiếp theo của ông Từ, tưởng tượng ông sẽ thét lên một tiếng, lùi lại mấy bước rồi tháo chạy như ma đuổi.
Nhưng chỉ thấy ông ta đưa tay đẩy nhẹ cánh cửa, tách một tiếng, cánh cửa mở toác ra.
Ông Từ có vẻ rất điềm tĩnh, ngồi xổm trước cửa rọi đèn nhìn vào trong, rồi quay đầu lại nói với chúng tôi:
- Không có gì trong đây cả!
- Không có gì cả sao?
Đạo vừa thốt lên vừa nhìn tôi. Hơi do dự, Đạo nhè nhẹ đẩy cửa, hai chúng tôi cùng nhau đi vào. Cánh cửa giờ đây đã mở toang ra, ánh đèn trên tay Đạo soi rọi khắp căn phòng. Căn phòng nhỏ cỏn con, chỉ rộng khoảng hai đến ba mét vuông gì thôi, ngoài một chiếc tủ gỗ đã xiêu vẹo không còn cánh cửa còn lại toàn là những thứ linh tinh nhỏ nhặt nằm rải rác khắp dưới nền nhà.
Trên tất cả mọi thứ đồ đọc trong đó đều có một lớp bụi phủ dày như một minh chứng rằng đã qua một khoảng thời gian rất lâu không hề có ai đặt chân vào căn này cả.
Ngoài những điều đó ra hoàn toàn không phát hiện được gì thêm nữa!
Tôi như trút được gánh nặng, nói với Tân và Phục đang đứng trước cửa rằng:
- Thôi, không có việc gì cả, mình về phòng ngủ thôi!
Ông Từ khoát tay rồi đóng chặt cửa lại, lầm bầm:
- Không có việc gì cả, ngủ đi!
Nói xong ông đi xuống, rồi chẳng thấy gì nữa, phía dưới chỉ toàn là bóng đêm.
Cả bốn đứa chúng tôi thở phào nhẹ nhõm, tôi nhìn Đạo, cậu ta nhớ lại chuyện lúc nãy, đưa tay bối rối gãi đầu nói:
- Không sao rồi, các cậu lên ngủ tiếp đi!
Tôi chợt phá ra cười ngặt nghẽo làm cả mấy đứa bạn trố mắt ra nhìn không hiểu lý do gì.
- Sao cậu lại cười?
Tân hỏi.
Tôi cố nén cơn buồn cười cứ dồn lên đến nghẹn thở:
- Hi hi hi… ha ha ha… có trải qua những lúc như thế này mình mới test được lòng dũng cảm của mình! Hóa ra… cả bốn thằng đều nhát như thỏ đế!
Đạo, Tân và Phục đều cười lỏn lẻn, như xác nhận cho cái tật sợ ma của chính bản thân mình.
Suốt đêm hôm đó, chiếc điện thoại của tôi quả nhiên không đổ chuông nữa, cũng chẳng ngửi thấy mùi gì nữa, đến lúc này chúng tôi mới cảm thấy hoàn toàn yên tâm.
Sáng sớm hôm sau, vừa thức dậy là tôi nhảy phốc xuống tầng hai, gõ cửa phòng của Tân và Đạo hỏi xem có gì lạ không.
Đạo và Tân đều bảo không có gì  xảy ra nữa nhưng suốt đêm cả hai vẫn không sao ngủ yên được, cứ thao thức bồn chồn mãi.
Chuyện trò một lúc rồi cả bốn đứa rủ nhau về nhà Khải.
Mắt Tân đỏ ngầu vì đêm qua không ngủ được. Cậu ta vừa đi vừa ngáp:
- Các cậu này, mình có nên nói với Khải không?
- Nói chuyện gì?
Tôi hỏi
- Chuyện ma lúc nửa đêm ấy!
Tân đáp.
- Bộ cậu tính để cho Khải cười bọn mình đến chết luôn sao? Ma quái cái gì kia chứ? Hôm qua cậu thấy cả rồi đấy, chẳng có cái khỉ gió gì cả, toàn là do bọn mình quá sợ hãi mà tưởng tượng ra thôi…
Tôi gạt đi.
Nhưng Đạo vẫn không đồng ý:
- Vậy cậu nói tiếng khóc lúc nửa đêm hôm qua là tiếng gì?
Tôi ngắc ngứ:
- Tôi nghĩ… tôi nghĩ đó là do mình tưởng tượng ra. Nơi mà chúng ta đang trọ phía sau là rừng rậm, tiếng gió thổi vào lá cây xào xạc, mình cả nghĩ lại khéo tưởng tượng nên nghe thành tiếng khóc thế thôi. Thôi, đừng nghĩ nhiều nữa, cũng đừng đem chuyện này ra kể với ai, người ta cười cho đấy!...
Đạo không nói gì thêm, chắc là ít nhiều cũng đã bị tôi thuyết phục nên cảm thấy yên tâm hơn.
Sau bữa cơm sáng, chúng tôi lại chia nhau đi lang thang như thường lệ. Đến quá trưa, tôi tìm không thấy Đạo và Tân đâu, nghĩ chắc chúng đã về nhà trọ để ngủ bù cho đêm qua. Tôi cũng cảm thấy người mỏi mệt nên rủ Phục cùng quay về.
Khi vào nhà, hai đứa tôi gặp ông Từ đang ngồi hút thuốc bằng một chiếc tẩu thật dài, tiếng rít thuốc òng ọc và khỏi tỏa ra dày đặc khiến tôi phải đưa tay che mũi mới có thể bước vào nhà.
Hai đứa tôi khẽ gật đầu chào ông như tỏ ý muốn cảm ơn ông về chuyện hôm qua, nhưng ông Từ làm như không hề nhìn thấy chúng tôi, ánh mắt ông vẫn nhìn ra xa một cách vô cảm.
Phục bấm nhẹ vào vai tôi và hai đứa nhanh chân bwosc lên cầu thang, không dám nấn ná làm phiền ông thêm nữa.
Vừa lên tới tầng hai tôi bỗng thấy hình như có một người phụ nữ nào đó đang đứng lấp ló ở góc cầu thang, mặc áo màu xanh, mái tóc rối bời đã điểm bạc.
Bà ta quay lưng lại phía chúng tôi, đang cầm giẻ lau lau nền cầu thang, bên cạnh bà ta có chiếc thùng đựng rác bằng nhựa màu đỏ hồng.
Tôi nhìn lướt qua bà ta, chân vẫn bước đều tiếp tục đi lên tầng ba, nhưng bất ngờ Phục bấu chặt vào tay tôi. Tôi bị Phục bấu liền dừng lại ngay, quay đầu nhìn Phục, chỉ thấy cậu ta đang nhìn chằm chằm vào người đàn bà kia vẻ mặt đầy căng thẳng.
- Gì thế?
Tôi hỏi.
Phục lắc đầu hoảng hốt nhưng không nói gì.
Phía rẽ ngoặt lên tầng ba chỉ có hai chúng tôi, không biết người đàn bà kia có biết được hai chúng tôi xuất hiện không nhưng chắc là không vì vì vẫn một mực lau chùi sàn nhà…
Tôi linh cảm có điều gì đó bất ổn nhưng không dám nói bừa, trong lúc tinh thần hoảng loạn, tôi đưa tay chỉ về phía cửa phòng Đạo ra ý nói với Phục rằng, chúng ta nên đi tìm Đạo và Tân.
Phục khoát tay lia lịa rồi dùng sức đẩy tôi tiếp tục đi lên tầng ba, vừa đi vừa chỉ xuống chân tôi ý nói nên đi nhẹ tiếng một chút.
Hai đứa chúng tôi nắm chặt tay nhau nhón từng bước nhè nhẹ lên trên, không dám để phát ra tiếng động nào, đồng thời thỉnh thoảng lại liếc nhìn xem bóng người đó có lên theo chúng tôi không. Nhưng hình như bà ta không có động thái gì, cứ xoay lưng lại với chúng tôi nên hai đứa tôi không nhìn rõ mặt bà ta.
Khó khăn lắm chúng tôi mới lên được tầng ba, tôi hết sức nhẹ nhàng mở cửa, rồi cả hai lẻn vào trong như hai tên trộm.
Vào phòng, tôi thấy trán mình vả mồ hôi và Phục cũng không khá hơn là mấy. Trong lòng tôi lại cứ thấp tha thấp thỏm.
- Người phụ nữ đó là ai? Có chuyện gì mà cậu có vẻ hoảng hốt khi trông thấy bà ấy đến thế?
Tôi thắc mắc hỏi Phục.
- Người mà tớ thấy hôm trước chính là bà ta!
Phục bảo.
- Cậu nói là người có mùi thối phát ra? Tại sao vừa rồi chúng ta chẳng ngửi thấy thấy mùi gì cả?
Tôi ngạc nhiên.
- Không biết… tớ thật sự không biết…
Phục ôm đầu khổ sở.
- Mấy hôm trước sao không thấy người đàn bà đó? Mùi hôi thối kia liệu có liên quan gì đến bà ta hay không?
Trong đầu tôi cứ tua đi tua lại cảnh tượng vừa trông thấy ở chân cầu thang lúc nãy, nhớ lại vóc dáng bà ta. Bà ta không cao, nhìn từ sau cũng đoán được bà ta có nước da đen đen, đầu tóc đã bạc quá nửa, chắc có lẽ tuổi cũng đã khá cao…
Lúc đó bất chợt tôi nhớ đến câu nói của Đạo, cậu ta nói tiếng khóc lúc nửa đêm là tiếng khóc của một người phụ nữ khá lớn tuổi.
- Tuổi bà ấy khá lớn…
Tôi nhẩm đi nhẩm lại câu nói ấy của Đạo, rồi tưởng tượng vóc dáng của người đàn bà, không nhịn được nên miệng tôi cứ lắp bắp.
Trong lúc suy nghĩ, bỗng một cảm giác cứ rõ ràng hiện lên trong đầu tôi, có thể là gặp phải ma quỷ rồi đây.
Tôi vẫn thường nghe người ta nói nơi núi rừng thâm u chính là nơi các hồn ma thường tìm về nương náu, phải chăng căn nhà này, những căn phòng này là nơi trú ngụ của các vong hồn không nơi nương tựa, mà chúng tôi đã vô tình chiếm giữ nên mới đánh động cuộc sống bình yên của họ, khiến họ đêm đêm phải khóc than kể lể và ban ngày thì hiện hình để dọa nạt hòng đuổi chúng tôi ra khỏi nơi đây?
Tôi còn đang run rẩy với cái ý nghĩ ấy thì nghe ở tầng dưới có tiếng chân nện mạnh và tiếng cười đùa của Đạo và Tân.
Mừng quá, tôi đứng phắt dậy chạy tới mở toang cánh cửa và gọi to:
- Tân, Đạo! Các cậu đã về rồi phải không?
- Ừ, chúng tới vừa về đến! Hôm nay chúng tớ làm việc hăng say lắm nhé! Đạt được bao nhiêu là thành quả!...
Tiếng Tân vui vẻ phấn chấn như chưa từng trải qua cơn hoảng loạn đêm qua. Nhưng nhờ sự phấn chấn đó của Tân đã phá tan cái không khí âm u mà tôi có cảm giác như nó đang bao bọc lấy ngôi nhà.
Liếc mắt nhìn về phía goc cầu thang, nơi có người đàn bà hiện diện khi nãy, tôi thấy không còn ai ở đó. Nền nhà sạch bóng, chắc chắn là nhờ sự lau chùi cẩn thận của bà ta.
Tôi quay vào phòng, vẫy tay ra hiệu cho Phục rồi chạy tót xuống tầng hai.
Tôi định kể cho Đạo và Tân nghe chuyện vừa xảy ra lúc nãy và những ý nghĩ phán đoán của mình, nhưng tôi kịp thời dừng lại. Hai đứa nó vừa trải qua một đêm thức trắng vì lo sợ, tôi không nên làm chúng hoang mang thêm nữa. Thôi thì cứ giữ kín chuyện này, nếu những ngày tiếp theo sau mọi việc bình thường thì không có gì để nói nữa, còn nếu lại tiếp tục xảy ra những việc không hay, thì khi đó tôi sẽ nói ra rồi cả bọn sẽ từ giã nơi đây để quay về với thành phố ồn ào náo nhiệt.
Thành thực mà nói, chúng tôi đứa nào cũng yêu thích cuộc sống ở đây. Công việc của chúng tôi cũng rất hiệu quả khi sáng tác trong một môi trường thích hợp như thế này. Nếu bắt buộc phải quay về khi mọi việc còn dang dở thì quả thật đó là một sự tiếc nuối vô cùng!
Tôi ngồi chơi, nói chuyện lếu láo với hai đứa bạn một lúc rồi trở về phòng mình lăn ra ngủ một giấc ngon lành. Mãi đến chiều tối, Phục gọi dậy đi xuống nhà Khải ăn cơm mà tôi vẫn chưa tỉnh ngủ.
Tối hôm đó khi từ nhà Khải về, vừa tới cổng nhà, cả mấy đứa chúng tôi giật bắn người khi nghe tiếng kêu quái dị ngay trên mái nhà.
Bốn đứa chúng tôi đều sởn cả gai ốc, đứng túm tụm lại bên nhau. Cũng may là lúc đó Khải vẫn chưa quay về. Thấy chúng tôi có vẻ lo lắng thái quá, Khải bật cười:
- Các cậu đừng lo, đó chỉ là tiếng kêu của con chim cú mèo thôi mà! Mặc dù có người bảo, đó là loài chim mang đến điềm xấu, nhưng tớ thì không tin lắm… Thôi, các cậu mau vào nhà đi, ở ngoài này sương xuống nhiều lắm rồi không khéo sẽ ngã bệnh đấy!
Khải mở rộng cánh cổng cho chúng tôi vào rồi cậu ta cẩn thận đóng kín lại trước khi quay trở lại nhà mình. Đêm nào Khải cũng đi mấy cây số để đưa chúng tôi về nơi ngủ như thế!
Bốn đứa tôi cố gắng ổn định tinh thaafn, rằng đó chẳng qua chỉ là tiếng của một loài chim không có gì đáng quan tâm lo sợ.
Tất cả về phong mình cố dỗ giấc ngủ nhưng rồi khong đứa nào ngủ yên được vì con chim ấy cứ kêu lên những tiếng ghê rợn suốt đêm…
Trời hừng sáng, tiếng chim không còn kêu nữa. Tôi gọi Phục:
- Dậy! Tớ với cậu chạy ra ngoài xem con chim đó thế nào mà có tiếng kêu rùng rợn đến vậy?
Không phải chúng tôi không biết chim cú mèo, nhưng thật sự chưa lần nào được chứng kiến tận mắt.
Tôi và Phục vừa lò dò xuống tới tầng hai thì gặp Tân và Đạo cũng từ trong phòng bước ra. Hóa ra cả bốn đứa chúng tôi đều có chung ý đi xem cho tận mắt loài chim đó!
Xuống tới tầng trệt, chúng tôi thấy ông Từ đang ngồi trầm ngâm bên chiếc bàn kê giữa nhà.
Tôi nhanh miệng:
- Chào bác, bác dậy sớm thế à?
- Ừ!
Ông Từ trả lời, vẻ mặt không có vẻ hờ hững như những lần trước. Vì vậy tôi đánh bạo hỏi tiếp:
- Bác ở đây bao lâu rồi ạ?
- Nửa năm!
Ông Từ vẫn trả lời ngắn gọn
- Thế ạ! À, hôm qua chúng cháu thấy có một người đàn bà lên gác, bà ta là…
Ông Từ không đợi tôi hỏi hết câu đã cắt ngang trả lời:
- Bà ấy giúp dọn vệ sinh ở đây!
- Thế à!
Tôi gật gật đầu thấy hơi yên tâm.
Ông Từ đứng lên đi vào căn buồng cạnh đó như muốn chấm dứt câu chuyện vớ vẩn với mấy đứa bọn tôi.
Bốn đứa nhìn nhau thở phào và cùng đi ra sân. Dù sao biết bà ấy là ai cũng đã giải tỏa những nỗi lo sợ vu vơ trong lòng mỗi đứa.
Vừa ra đến khoảnh sân, cả bốn đứa tôi cùng hốt hoảng đứng khựng ngay lại.
Trên giữa lối đi là một đống gì đó đang nằm im bất động nhưng trông rất ghê! Đó là một vật lông lá dày đặc, màu đỏ thẫm, dài khoảng hơn nửa thước, trông giống như hai cánh tay…
Chúng tôi chưa kịp kêu lên thì ông Từ ra tới, thoáng trông thấy vật đó, ông nhanh nhẹn đi về phía hiên nhà cầm một cây sào tre tới bên khèo cái đống lông lá gớm ghiếc đó!
Một lát sau, sự tưởng tượng của tôi đã được chứng thực, quả nhiên đó là một cánh tay, một cánh tay hoàn chỉnh lộ ra. Cánh tay dài khoảng một thước, rộng khoảng nửa thước, lông lá đầy như một chiếc quạt lông. Ông Từ không ngừng tay chọc lấy phía dưới cẳng tay, rồi dùng sức lật ngửa đống lông lá đó lên.
Đó là một con chim lớn, hai cánh giang rộng, đầu cúi xuống không nhúch nhích, nó đã chết rồi!
Lúc này tôi nhìn rõ hình dáng con chim, con chim quả rất quái dị, mặt tròn mỏ ngắn, trên đầu có chóp, hai mắt như hai viên bi cứ mở trừng trừng nhìn lên, không biết đang nhìn gì.
Dù đã lờ mờ đoán ra nhưng tôi vẫn hỏi:
- Thưa bác, đây là chim gì ạ?
- Là cú đầu mèo!
Ông Từ đưa mắt nhìn về phía sườn núi bên kia và nói nhỏ với tôi.
Nói xong ông quay mặt đi vô nhà.
Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy tận mắt chim cú mặt mèo. Tôi ngước mắt nhìn lại sườn núi, nhìn đến chỗ có màu xám xịt đó. Không biết đó là mộ của ai. Xung quanh ngôi mộ đó thấp thoáng có vật gì đang chuyển động, tôi định thần nhìn kỹ, thì ra ở đó có người đang đi lại.
Tân chợt nói:
- Tớ nhớ rồi, có lần tớ nghe mấy người già trong ngõ nhà tớ nói chuyện về loài chim cú mèo này. Họ nói mỗi khi con chim này xuất hiện và cất tiếng kêu trước ngõ nhà ai thì chắc chắn trong nhà đó sẽ có người chết. Người ta bảo tiếng kêu của chim cú mèo là tiếng báo tang.
Cả ba đứa tôi, Phục và Đạo bất chợt rùng mình khi nghe Tân nói thế.
Trước nay chúng tôi không nghĩ mình lại nhút nhát và lại tin dị đoan đến thế, nhưng chỉ mới một thời gian ngắn vào sống ở địa phương này chúng tôi mới khám phá ra mình không phải là những kẻ gan dạ, vững vàng như lâu nay vẫn tưởng!
Lúc này thì thật sự cả ba đứa đều rất hoang mang lo lắng. Nếu thật sự con chim kia đến để báo tang thì ai trong ngôi nhà này sẽ chết? Một trong bốn chúng tôi hay là lão Từ khắc khổ? Và ai là kẻ ra tay hạ thủ?
Nghĩ tới chuyện đó thì hình ảnh người đàn bà lạ lùng kia lại lảng vảng trong đầu tôi. Bà ta có mùi xác thối, con chim cú mèo báo tang, hai sự việc đó chắc chắn là phải có sự liên hệ với nhau. Có thể, chim đến báo tang và người đàn bà kia chính là người sẽ đem chết chóc tới cho một ai đó trong số năm người cư ngụ tại đây.
Tôi run bắn người lên khi nghĩ tới điều đó. Vì vậy tôi đề nghị:
- Bọn mình xuống nhà Khải kể hết mọi chuyện cho mẹ Khải biết đi. Bác ấy sống lâu ở đay rồi, có thể bác ấy biết nhiều điều bí ẩn trong đấy!
Việc khuyên nên giấu nhẹm chuyện sợ ma cũng do tôi đề xuất do cái tính sĩ diện hão, giờ đây cũng lại chính tôi khuyên nên nói thật với gia đình Khải. Tuy nhiên bạn bè không đứa nào lên tiếng cười nhạo tôi cả vì hiện tại lúc  này cả bốn đứa đều trĩu nặng lo âu, không còn lòng dạ nào mà đùa giỡn được hết!
Vừa dợm bước đi, tôi chợt nhơ mình để quên mấy vật cần thiết ở trên phòng nên nói với các bạn:
- Các cậu đi trước đi, tớ lên phòng mấy mấy thứ rồi đi theo sau.
- Chúng tớ cùng lên với cậu chứ?
Phục hỏi
Tôi lắc đầu:
- Được rồi, không sao đâu, cậu yên tâm đi, ban ngày ban mặt không sao đâu. Các cậu cứ đi trước đi!
- Ừ, vậy thì bọn tớ đi trước ra tới bờ suối ngoài kia ngồi chờ cậu nhé?
Đạo nói.
Tôi gật đầu đồng ý.
Ba người bạn đi với nhau hướng về phía làng, một mình tôi quay trở lên gác.
Tôi cẩn thận đi vòng quanh co chim cú mèo rồi đi vào nhà. Nhưng lúc đó ở dưới nhà không thấy ông Từ đâu cả, không biết mới đây mà ông đã lỉnh đi đâu mất tiêu.
Tôi vội lên tầng trên. Trong cầu thang và cả ngôi nhà hình như không có ai hết, tôi nhìn chung quanh, chỉ nhìn thoáng chứ không đủ gan nhìn lâu. Tôi lao nhanh như bay, nhoáng cái đã đến cửa phòng của Đạo.
Tôi đảo mắt nhìn lại phòng kho và chiếc khóa cửa phòng đó, không chút động tịnh, vẫn khóa chặt thin thít. Aùnh sáng không chiếu vào hành lang và cầu thang qua chiếc cửa sổ, khiến nền nhà lỗ chỗ lốm đốm trắng đen, một sự yên tĩnh rợn người!
Bỗng dưng tôi có cảm giác lạnh toát phía sau lưng, vội quay đầu lại thì… trông thấy một con cú mèo nằm bệt trên sàn nhà gò thành một đống, một con mắt mở to nhìn chằm chằm vào tôi.
Hai chân tôi như nhũn lại, suýt nữa đã gục xuống nền nhà. Trong hành lang yên tĩnh quá, tôi nghe rõ từng nhịp tim mình đập, nghe rõ từng hơi thở của mình.
Không biết tôi lấy đâu ra dũng khí, nghiến chặt răng lại, dẫm mạnhl ên sàn nhà mấy bước tiến đến xác con cú mèo, quả nhiên không sai, con cú mèo đã chết, đã chết thật rồi.
Nếu nó đã chết thật rồi thì làm sao lại bò lên đây được?
Giữa lúc đó tôi nghe thấy tiếng bước chân người vang vang lúc rõ lúc không, hình như có tiếng gì chạm vào nền nhà, âm thanh đó càng lúc càng gần.
Máu trong người như dồn hết lên đầu, tôi thấy đầu mình như sắp nổ tung ra… tôi thụt lùi mấy bước, vừa để mắt đến xác con cú mèo vừa để ý đến nền nhà mà rút lui cho khỏi ngã. Nhưng vừa lùi mấy bước thì tôi vấp phải bệ cửa sổ – sau lưng là tận cùng hành lang, không òcn đường nào để tôi lui nữa!
Tiếng xà xà của vật gì chà vào nền nhà càng lúc càng gần, tôi dán mắt vào chỗ rẽ ở cầu thang, ban đầu thấy chiếc thùng nhựa màu đỏ lăn ra rồi tiếp theo là một người mặc áo xanh từ từ xuất hiện…
Đúng là người dọn vệ sinh đó rồi! Bà ta mặc cái áo giống hệt cái áo đã mặc lần trước khi tôi gặp bà…
Tôi nhìn thấy bà ta, bà ta cũng nhìn thấy tôi, trong chớp mắt, máu trong người tôi như đông lại.
Tôi dán chặt mắt vào bà ta, giả vờ ra vẻ bình tĩnh nhưng tay chân đã run lên bần bật, tôi đưa tay quờ quạng mò mò phía sau định nhặt vật gì đó ném cho bà ta một cái. Nhưng thật đáng tiếc, sau lưng tôi không có bất cứ thứ gì để nhặt cả!
Khuôn mặt bà ta đen xám lại khô không khốc, đôi mắt không to không nhỏ nhìn thẳng vào mắt tôi, thần sắc trầm tĩnh.
Rồi bà ta cúi người xuống, tay trái nghiêng chiếc thùng xuống mặt đất, tay phải cầm chổi đẩy xác con chim vào thùng rồi đi về phía ngã rẽ nơi cầu thang.
Động tác của bà ta quá nhanh khiến tôi vừa kịp nhìn xuống nền nhà thì không thấy xác con chim cú mèo đâu nữa.
Lúc đó, phía góc cầu thang có tiếng bước chân vọng lại.
Khắp người tôi mồ hôi vã ra như tắm, lấy hết sức vuốt lại mặt mình, tôi lê bước đi nhưng lúc này hai tay hai chân đã không còn nghe theo lệnh của tôi nữa mà chúng cứ nhũn ra như bún.
Tôi tựa vào tường để người từ từ ngồi xuống, hơi thở tôi lúc này hổn hển như người sắp chết. Một lúc lâu sau mới bình tĩnh được đôi chút.
Vừa rồi tôi như trải qua một cơn ác mộng.
Xung quanh tôi giờ đây không còn bất cứ một âm thanh gì nữa. Tôi lấy sức chống tay xuống nền nhà để đỡ lấy thân dậy.
Chim cú mèo là chim báo tang, vậy người đàn bà dọn vệ sinh kia rốt cuộc làm gì? Bà ta muốn dùng con cú mèo để báo tang cho ai đây?
Càng nghĩ tôi càng hoang mang, vật vờ chạy xuống đất, rất kỳ quái là không thấy người phụ nữ dọn vệ sinh ấy đâu nữa. Nhìn khắp căn nhà cũng không thấy ông Từ đâu cả, tôi tháo chạy một mạch ra khỏi ngôi nhà.
Trên lối đi trước nhà không còn xác con chim cú mèo kia nữa!
Tôi không được phép nghĩ nhiều, cứ thế lấy một hơi chạy tháo mạng về hướng bờ suối, nơi ba đứa bạn đang ngồi chờ tôi.
Lúc đó, mặt trời đã lên cao, xa xa có một vài người đi lại nhưng tôi cũng không quan tâm gì đến họ nữa, tôi chỉ biết cắm đầu cắm cổ chạy một hơi ra bờ suối.
Vừa trông thấy các bạn, tôi đã ngã vật ra đất và thở như sắp chết đến nơi làm cả bọn chúng nó một phen hoảng vía.
- Chuyện gì? Có chuyện gì xảy ra với cậu thê?
Cả ba đứa nhao nhao lên hỏi.
Tôi không làm sao trả lời được mà cứ nằm ngửa mặt lên trời há miệng ra để thở.
Mãi một lúc thật lâu tôi mới tạm ổn và lồm cồm ngồi dậy, vừa phủi bụi bám đầy trên người vừa thuật lại câu chuyện cho đám bạn nghe.
Đứa nào đứa nấy mặt mày căng ra đầy vẻ lo lắng.
- Đi thôi, đi nhanh vào làng kể hết với mẹ Khải!
Đạo thúc giục.
Cả bốn đứa chúng tôi rảo cẳng đi nhanh vào làng. Tới nhà Khải đúng lúc mẹ Khải vừa nấu xong bữa cơm sáng.
Bà lấy làm lạ khi thấy thần sắc của chúng tôi không được bình thường nên ngạc nhiên hỏi:
- Đêm qua ở ngoài đó có chuyện gì xảy ra cho các cháu sao?
Bốn đứa chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, mãi một lúc sau thấy các bạn đều nín lặng nên tôi ấp úng nói:
- Dạ thưa bác… ở ngoài đó mấy hôm gần đây có rất nhiều chuyện lạ mà chúng cháu không sao hiểu nổi, do đó chúng cháu quyết định kể hết cho bác nghe để bác chỉ bảo chúng cháu phải làm cách nào…
- Chuyện gì thế?
Khải và mẹ đồng thanh hỏi.
Thế là tôi kể lại toàn bộ câu chuyện một cách tỉ mỉ không bỏ sót một tình tiết nào.
Nghe xong, mẹ Khải có vẻ trầm ngâm tư lự lắm, nhưng chỉ một thoáng qua là bà lại mỉm cười:
- Không sao đâu, các cháu yên tâm đi, để rồi bác sẽ tìm hiểu cặn kẽ. Bây giờ chúng ta dùng cơm trước đi, tối nay các cháu cứ ở lại đây một đêm, kệ, trải chiếu dưới nền nhà ngủ tạm cũng được, vì bác và Khải còn bận một số việc gấp trên rẫy. Sau đó bác sẽ đi cùng các cháu tới đó. Được chứ?
Bốn đứa chúng tôi mừng rơn và vừa ăn cơm vừa bắt đầu nhạo báng cái sự sợ ma của nhau làm cho mẹ con Khải không nín được cười.
Aên uống và dọn dẹp tươm tất xong, mẹ Khải bảo chúng tôi ở nhà chơi chờ bà lên rẫy làm cho xong phần việc rồi sẽ trở về cùng đi với chúng tôi về nơi ở.
Bốn đứa tôi theo Khải ra bờ suối bắt cá, việc đó hấp dẫn đến nỗi cả bốn đứa hoàn toàn quên hết bao nhiêu nỗi lo sợ đang mang nặng trong lòng.
4. Cái chết.

Đến xế trưa hôm sau mẹ Khải mới về tới. Lúc đó chúng tôi cũng đã làm xong bữa cơm ngon lành với món cá tươi vừa bắt được.
Bà nhìn mâm cơm rồi nhìn chúng tôi, mỉm cười có vẻ hài lòng lắm.
Xong bữa cơm trưa, mẹ Khải nhất định không chịu nghỉ ngơi theo như lời đề nghị của bọn tôi mà quyết định cùng bọn tôi trở về nơi ở.
Thế là bốn đứa chúng tôi cùng với mẹ con Khải lên đường.
Con đường làng lúc nào cũng vắng vẻ, hoạ hoằn lắm chúng tôi mới gặp một người trên đường đi, nhưng nếu gặp, học cũng chỉ gật đầu chào ơ hờ chứ không hề tỏ vẻ quan tâm xem chúng tôi là ai, từ đâu đến.
Về ở làng này một thời gian ngắn, bốn đứa chúng tôi cũng đã khá quen với những sự thờ ơ lạnh lùng như thế.
Vừa đi, mẹ Khải vừa giới thiệu cho chúng biết tên những loài cây cỏ lạ mắt mọc ven hai bên đường, bà còn kể cho chúng tôi nghe về sự tích của một vài loài cây cỏ đó.
Khải bấm tay tôi cười cười:
- Các cậu biết không, đáng lẽ ra mẹ tớ phải là một nhà văn mới đúng. Tất cả những câu chuyện mà mẹ kể cho tớ nghe từ thuở bé cho đến nay toàn là do mẹ tưởng tượng ra thôi đó, kể cả những câu chuyện mẹ vừa kể với các cậu.
Bốn đứa tôi dừng lại tròn xoe mắt:
- Thật ư?
Tân ngạc nhiên kêu lên.
Mẹ Khải mỉm cười, khẽ cốc lên đầu cậu con trai yêu quý.
Khải lí lắc như một đứa trẻ nghịch ngợm:
- Thì các cậu cứ nghĩ mà xem, mẹ tớ tới đây từ lâu, từ lúc làng này chỉ mới có vài ba người đến sinh sống lập nghiệp. Họ lại sống biệt lập, ít giao tiếp với nhau thì tất cả những huyền thoại, những sự tích đó ai là người kể cho mẹ tớ? Tất cả là do mẹ tớ tự nghĩ ra để có cái làm quà cho tuổi thơ của tớ! Nhưng mà nè, các cậu có nhất trí với tớ rằng chuyện mẹ tớ kể cũng hay và hấp dẫn có thua kém gì các câu chuyện trong kho tàng cổ tích Việt Nam đâu, đúng không?
Bốn đứa tôi đồng loạt gật đầu. Không phải chúng tôi muốn lấy lòng mà thật sự là như thế.
Tôi thật sự nể phục và cảm động trước tấm lòng mẹ Khải. Tôi nhìn bà âu yếm hơn, trìu mến hơn:
- Bác… thật sự con rất kính phục bác…
Mẹ Khải có vẻ thẹn, cười cười:
- Có gì đâu, các cháu đừng nghe lời thằng Khải…
Vui chuyện nên chẳng mấy chốc chúng tôi đã đến trước cổng nhà. Cánh cổng vẫn khép hờ, cửa nhà cũng để mở, chúng tôi đi vào nhưng không có ai, chiếc ấm trà mới uống một nửa vẫn nằm nguyên trên bàn, tẩu thuốc gác một bên đó.
- Bác Từ ơi… Bác Từ ơi!
Khải cất tiếng gọi to nhưng không ai đáp lại.
Bỗng nhiên tôi nghĩ, sáng hôm qua ông lấy cây chọc vào con chim cú mèo, không biết có chuyện gì xảy ra với ông ấy không?
- Bác Từ ơi, bác đang ở đâu?
Tự nhiên Đạo nhìn về phía chân cầu thang và gọi to lên như thế khiến tôi phát hoảng.
Không ai trả lời, chỉ nghe tiếng vọng lại rất lớn trong nhà vang ra. Sau tiếng vọng lại, ngôi nhà như càng im lặng hơn, cái im lặng của sự chết chóc.
Chúng tôi không dám đi lại lung tung, chỉ nhìn theo mẹ Khải.
Mẹ Khải hỏi Tân:
- Cháu ở phòng nào?
- Dạ, thưa bác, cháu với Đạo ở tầng hai.
Tân trả lời.
Mẹ Khải ra lệnh:
- Lên đấy xem sao!
Thế là mẹ con Khải đi tiên phong, chúng tôi bám theo từng bước. Chúng tôi đi thẳng lên tầng hai, không thấy một bóng người nào.
Tới chỗ ngoặt ở phía cầu thang, chúng tôi hướng về phía phòng của Đạo và Tân.
Căn phòng vẫn đóng cửa im ỉm. Đạo vừa toan mở cửa thì tôi bỗng phát hiện cánh cửa nhò của phòng kho không biết từ bao giờ để hé ra, cái ổ khóa đã không còn nằm trên đấy mà nó đang nằm yên dưới sàn nhà cạnh đó.
Tôi giống như bị điện giật, thần ra một lúc rồi vỗ mạnh vào vai Đạo chỉ về phía cánh cửa phòng đó.
Lúc đó ai cũng nhìn theo phía tay tôi chỉ, mọi người sợ quá thụt lùi mấy bước, duy chỉ có mẹ con Khải là vẫn giữ được vẻ bình tĩnh.
Khải tiến lên gõ cửa hỏi:
- Có ai trong đó không?
Không có tiếng trả lời.
Khải đẩy mạnh cửa ra, trong phòng vẫ chỉ có chiếc tủ hư đứng chơ vơ một mình, dưới nền nhà đủ thứ đồ đạc linh tinh vụn vặt. Aùnh sáng yếu ớt chiếu từ kẽ hở của khe cửa vào, quét ngang qua chiếc tủ còn nửa kia quệt thẳng xuống nền…
Bỗng Phục chỉ vào một góc của chiếc tủ nói lớn:
- Xem kìa, ở đó có dấu tay người!
Chúng tôi quay đầu nhìn lại, quả nhiên trên chiếc tủ, nơi ánh sáng chiếu đến có năm dấu ngón tay in rất rất rõ, nhưng năm ngón tay đó không in đủ hình dáng của bàn tay, mà dấu tay cứ kéo dài xuống, giống như có ai đó đưa tay ra vuốt lên tủ rồi bị tuột xuống vậy!
Lúc đó Khải cũng nói nhỏ:
- Xem trên nền nhà kìa, có dấu chân…
Mọi người cùng nhìn xuống nền nhà, thấy đầy vết chân bấn loạn không phải đi lại mà… trên đó còn có hình thù kỳ quái rất lớn, hình như có ai bò qua trên vùng nền nhà này, cắt ngang vết bụi bám trên nền nhà.
Bỗng nhiên trong đầu tôi hiện ra một cảnh tượng hết sức hãi hùng.
Tôi hình dung ông lão Từ tối hôm qua không ngủ được thức dậy uống trà, bỗng nhiên ông nghe tiếng khóc của một người phụ nữ vang lên từ căn phòng này, thế là ông lão từ từ lên lầu, nhưng khi lên đến nơi ông không thấy ai cả, cửa phòng vẫn đóng chặt. Ông lão mở cửa ra, bên trong đen ngòm không thấy gì, bỗng nhiên tay ông bị vật gì giữ lại, ông ta kinh hãi vùng vẫy hai tay, đập đập lên cái tủ, trong lúc đó có một bàn tay đen ngòm vuốt lên khuôn mặt ông, ông ta sợ quá ngất lăn ra đất, lát sau tỉnh dậy ông lại đưa tay mò mẫm lên tủ…
Tưởng tượng đến đó tôi bất chợt ngẩng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy mấy ngôi mộ như đang nhìn vào, tôi thấy từng luồng âm khí tràn ngập vào nhà, sợ quá tôi không dám tiếp tục nhìn về phía đó nữa.
Đsung lúc đó dưới nhà vọng lên tiếng húng hắng ho quen thuộc của lão Từ.
- Ai?
Mẹ Khải hỏi lớn.
Phía cầu thang có tiếng bước chân ngày càng lại gần, cả sáu người chúng tô iđều dồn mắt về phía đó.
Một cái đầu hói đen trũi từ từ lộ ra…
Ông Từ, đó chính là ông Từ!
- Bác à, bác không sao chứ?
Đạo hỏi.
Ông lão nghe hỏi liền đi nhanh mấy bước, đến trước mặt chúng tôi. Người ông ướt đẫm mồ hôi, hơi thở như bị đứt, hơi trước không tiếp nổi hơi sau, nói với chúng tôi:
- Có người chết! Có người đã chết…
- Có người chết? Ai chết vậy?
Bốn đứa tôi hoảng hồn hỏi. Riêng mẹ con Khải vốn đã quen tính thờ ơ nên vẫn lặng lẽ đứng quan sát một bên.
- Bà Hoa!
Lão Từ vẫn với cách trả lời ngắn ngủn.
- Ai cơ?
Đạo ngạc nhiên
- Chính là người đàn bà dọn vệ sinh ấy!
Lão từ vừa nói vừa thở hổn hển.
- Trời ơi, sao bà ta chết? Chết lúc nào?
Phục hoang mang.
- Vừa mới chết sáng nay. Sáng nay bà ta đến dọn dẹp lau chùi nhà cửa, thông thường cứ hơn mười phút bà ấy lại xuống lấy nước một lần, nhưng hôm nay tôi đợi đến cả nửa giờ vẫn không thấy bà ta xuống, thế là tôi lò dò lên đó thử xem sao. Khi đến cửa này, thấy cửa mở, tôi cứ tưởng bà ta vào trong đó dọn dẹp nên đẩy cửa đi vào, vừa vào đã thấy nằm đơ ra giật giật, mồm sủi đầy bọt mép… Tôi hoảng quá, vực bà ta dậy để xem xét thì thấy dưới gót chân có vết rắn cắn… Do có nghề bắt rắn gia truyền, tôi không khó khăn gì bắt được con rắn độc ấy! Thì ra nó làm ổ trong cái tủ này từ lâu rồi mà không ai biết. CoÙ lẽ bà ta vào dọn dẹp, làm đánh động đến nó nên nó mới cắn bà ta ra nông nỗi thế… Mọi người hãy xuống đây mà xem!
Nói xong ông Từ chạy một mạch xuống dưới, chúng tôi cũng chạy theo. Xuống tới đất chúng tôi vây lấy ông. Trên mặt ông mồ hôi chảy đầm đìa, hai bàn tay run run cầm một cái chai thủy tinh bên trong có chứa một rắn nhỏ, dài chừng hai gang tay, màu xám nhưng ở đỉnh đầu và chóp đuôi lại có màu đỏ rực.
Mặc dù không rành lắm nhưng thoáng nhìn qua con rắn ấy, chúng tôi cũng đoán được đó là một loại rắn kịch độc, ai đã bị nó cắn rồi thì khó lòng qua thoát qua cửa tử!
- Chả trách hôm qua có con chim cú mèo xuất hiện, óha ra nó báo tin cho bà Hoa kia…
Ông Từ hổn hển nói.
Bốn chúng tôi nghe lão từ nói xong ai nấy nhìn nhau, trong lòng xuất hiện hàng mớ ngổn ngang hỗn độn.
Chúng tôi nghĩ bụng, thì ra con chim ấy không phải nhằm chúng tôi hay ông Từ mà là vào người phụ nữ đó, người mà tôi còn nghi ngờ là sẽ đem đến cái chết cho người khác!
- Người nhà bà ta biết chưa?
Tôi hỏi.
- Người nhà á?
Mẹ Khải khẽ thở dài hồi lâu mới nói tiếp:
- Nhà bà ta không có ai cả! Hai vợ chồng đến đây lập nghiệp, chẳng may ông ấy đoản mệnh qua đời đã mấy năm nay. Họ lại chưa có con cái với nhau, nên từ ngày chồng mất, bà Hoa chỉ sống cô đơn thui thủi một mình thôi!
Chúng tôi im như thóc, lắng nghe mẹ Khải thuật lại cuộc đời bất hạnh của người phụ nữ kia, không biết nói lời nào.
- Bác Từ à, như bác nói thì chim cú mèo báo tang như thế nào? Làm sao nó biết người nào sắp chết?
Đạo thắc mắc.
- Người ta bảo chim cú mèo có thể ngửi thấy mùi xác chết của người còn sống, người nào có cái mùi đó thì chắc không thọ được bao lâu nữa.
Lão Từ đáp.
- Mùi người chết? Mùi người chết như thế nào?
Bất chợt tôi nhớ lại cái mùi thối mà tôi và Phục ngửi thấy.
- Cái mùi này thì các cháu chưa ngửi thấy bao giờ, các cháu cũng sẽ không bao giờ phải ngửi cái mùi cái mùi ấy…
Mẹ con Khải chỉ đứng lặng im, không hỏi han gì nữa. Còn bốn đứa chúng tôi thì lại có rất nhiều điều muốn hỏi nhưng thái độ của lão Từ có vẻ mệt mỏi nên chúng tôi không đứa nào dám mở miệng.
Chúng tôi quyết định đêm nay lại về nhà Khải, dù có phải nằm ngủ dưới sàn nhà lạnh lẽo ẩm thấp cũng còn đỡ hơn phải ngủ cạnh nơi vừa diễn ra cái chết đáng sợ… Biết đâu đêm hôm, sẽ còn có những con rắn khác bò ra tìm tới chúng tôi?
Phong tục mai táng ở làng này rất đơn giản và nhanh chóng. Sau khi trworng làng đến xem xét cái chết của người xấu số là bắt đầu tẩm liệm rồi ngay chiều tối hôm ấy sẽ đem chôn ngay lập tức.
Bà Hoa cũng được chôn ở nghĩa địa làng, tức là khu nghĩa địa mà đứng ở cửa sổ phòng chúng tôi sẽ nhìn thấy rất rõ!
Sau cái chết của bà Hoa, chúng tôi đã chính thức dọn hết đồ đạc và nói lời chào từ giã với ông Từ để về ở hẳn trong nhà Khải. Nhưng thật ra, cứ chiều tối là bốn chúng tôi cùng Khải lên rẫy ngủ trên đấy.
Ở trong chòi canh rẫy có một chiếc chõng tre, chúng tôi cùng nhau đốn cây đóng thêm một cái giường dã chiến nữa, thế là năm thằng đực rựa đã có chỗ để ngủ. Nhưng chỉ ngủ thôi chứ không vẽ vời sáng tác gì được!
Một buổi trưa, năm đứa đang ngồi bên bờ suối cạnh chòi canh rẫy tán chuyện gẫu thì mẹ Khải tìm lên, trên mặt lộ vẻ không bình thường.
Vừa trông thấy chúng tôi, mẹ Khải thông báo:
- Lão Từ đã bị trưởng làng đuổi đi rồi!
- Sao thế? Sao thế bác?
Tôi và Tân đồng thanh hỏi.
- Bà Hoa là do chính ông ta giết!
Mẹ Khải hơi run giọng.
- Trời, mẹ nghe ai nói vậy?
Khải hỏi.
- Lúc nãy trưởng làng đã mời dân làng đến họp mặt để tuyên bố trục xuất ông lão Từ ra khỏi làng… Chính trưởng làng đã kể tội và lão Từ đã cúi đầu nhận lỗi…
Mẹ Khải vẫn chưa hết xúc động giải thích thêm:
- Đáng lẽ những người gây tội ác phải bị bắt giải đến cho người có chức trách, nhưng vì làng này chủ trương không dính líu tới chuyện bên ngoài nên từ lâu ở đây đã có quy định, bất cứ dân cư nào trong làng gây ra tội ác, sẽ bị trục xuất ra khỏi làng, vĩnh viễn không được quay trở lại!
- Nhưng… nhưng tại sao ông lão Từ lại giết bà Hoa thế bác?
Tôi nôn nóng hỏi, vì đầu tôi đang căng ra như sắp đứt hết các sợi dây thần kinh vì bao nhiêu tò mò thắc mắc…
Mẹ Khải trầm ngâm nói:
- Bà Hoa không được khỏe nên không thể làm lụng nặng nhọc trên rừng trên rẫy được. Chính vì thế ông lão Từ kêu bà tới lau chùi dọn dẹp ngôi nhà thờ tự mà ông đang canh giữ, đổi lại ông sẽ chu cấp đầy đủ lương thực thực phẩm để nuôi sống bà. Nói một cách khác, bà Hoa gần như sống lệ thuộc vào ông Từ.
Vin vào điều đó, lão Từ  tự cho mình cái quyền được làm nhục bà Hoa. Bà Hoa nhiều lần không chịu nổi nhưng lại không dám lên tiếng vì sợ lão trả thù và cắt nguồn bảo trợ.
Mỗi lần bị nhục bà ta thường ngồi khóc một mình. Tiếng khóc lúc nửa đêm mà các cháu nghe thấy chính là tiếng khóc của bà Hoa ấy…
Hôm các cháu về đây, bà Hoa đến dọn dẹp như thường lệ. Vừa mới vào nhà, bà Hoa đã bị lãi ghì chặt lại toan giở trò sàm sở. Hôm đó bà Hoa không được khỏe nên xin lão buông tha mà lão vẫn không đồng ý. Quá uất ức, bà Hoa vùng vẫy rồi tát vào mặt lão, vừa tát, bà ta vừa la lên rằng sẽ nói cho cả làng biết chuyện này, bà thề rằng sẽ nói hết rồi tự kết liễu đời mình…
Lúc đó lão Từ hoảng quá, lấy gối nhét vào miệng bà ta cho đến chết, nhưng lão vẫn không yên tâm nên bóp cổ suốt mấy chục phát. Rồi lão lại nghĩ cái trò cho rắn cắn bà Hoa rồi dựng hiện trường giả để đánh lạc hướng mọi người.
Ông nghĩ mọi việc sẽ trót lọt êm xuôi thôi, vì dân làng này vốn không thích xen vào chuyện người khác. Nhưng trời bất dung gian, chính trưởng làng đã phát hiện ra vết dấu tay ở cổ nạn nhân. Mà ở làng này không ai được biết trưởng làng trước đây là một cảnh sát chuyên điều vụ án, sau vì một chuyện phản trắc của đàn em mà phải lâm vào vòng tù tội, gia cảnh tiêu tan nên mới trôi nổi vào đây.
Trước những câu hỏi sắc bén của trưởng làng, ông lão Từ ban đầu còn chối quanh nhưng sau cùng đã ngoan ngoãn cúi đầu nhận tội và âm thầm cuốn gói ra đi…
Tất cả mọi việc đã được làm sáng tỏ nhưng chúng tôi vẫn còn có những thắc mà chưa ai giải thích thỏa đáng được. Đó chính là sự xuất hiện của con chim cú mèo và mùi xác thối từ người của bà Hoa.
Tôi đem điều thắc mắc đó hỏi mẹ Khải. Bà suy nghĩ một lát rồi bảo:
- Chuyện đó thì bác không biết. Phía trưởng làng không nói chuyện này, bản thân lão Từ cũng không thấy nhắc đến. Có thể con cú mèo do lão bắt lấy để làm cái cớ thần bí cho cái chết của bà Hoa, nhưng cũng có thể nó là loài chim báo tang thật sự. Nhưng, chuyện báo tử của cú mèo có thật cũng được, không thật cũng được, các cháu đừng hoang mang nữa… đừng nghĩ nhiều về chuyện này nữa…
Bốn đứa chúng tôi gật đầu trước lời khuyên của mẹ Khải.
Một tháng trôi qua như chớp mắt, mới đó mà đã tới ngày chúng tôi phải quay về thành phố. Hành trang của chuyến về là một bộ tranh hoàn chỉnh rất được chúng tôi ưng ý cùng với những kỷ niệm khó quên ở nơi rừng sâu núi thẳm này, và còn có thêm vụ án li kì này nữa.
Khi đã đặt chân xuống thành phố, Đạo thì thầm:
- ĐưØng đứa nào hé môi về những ngày kinh hoàng vừa qua nhé? Hãy giữ lấy hình ảnh trai tráng của mình trong mắt các cô gái, đừng để họ khám phá ra hai cái tai thỏ mọc dài ngoằng trên đầu của mỗi đứa chúng ta…
Cả bốn đứa chúng tôi cùng bật cười:
- Nhất trí!
Sau đó bộ tranh của chúng tôi được chủ nhiệm đánh giá rất cao. Chúng tôi thường kể với bạn bè về một tháng phiêu lưu nơi miền sơn cước ấy, nhưng chẳng đứa nào dám hé răng tiết lộ về những chuyện “đáng xấu hổ” của một đấng nam nhi.
Bởi thế, mấy cô gái cứ phục lăn bọn tôi và một hai đòi một dịp nào đó bọn tôi phải cho các cô đi cùng lên thăm lại nơi đó.
Bốn chúng tôi liếc mắt nhìn nhau đầy ẩn ý.
Khi chỉ còn lại bốn đứa, Đạo bật cười:
- Ha ha ha… tự nhiên bốn thằng thỏ đế tụi mình lại trở thành người hùng trước mắt bọn con gái ở đây… Hi hi hi… thích quá!
Tân đưa tay bụm miệng Đạo lại nhắc nhở:
- Rừng có mạch, vách có lỗ tai đó nghen cậu, chớ có nhiều lời, kẻo sáng mai ra chúng mình không còn dám ngước mặt nhìn ai hết thì khổ!
Ừ nhỉ, nếu sáng mai ra, cả đám con gái thành phố này biết hết sự thật trong ngôi làng đó, liệu trong mắt chúng bốn thằng tôi sẽ như thế nào đây?
Thế nhưng, cả bốn đứa chúng tôi lại cam đoan với nhau rằng chắc chắn một ngày không xa sẽ quay về nơi đó để xem ngôi làng kỳ dị kia còn có điều khủng khiếp nào nữa xảy ra hay không?
Biết đâu, sau mỗi chuyến đi như vậy, con thỏ đế trong lòng mỗi đứa sẽ dạn dĩ dần lên!
Dĩ nhiên, điều này thì chỉ có bọn tôi biết với nhau thôi đấy, bạn đừng có mà bép xép kể ra…
Nguyễn Thị Mộng Thu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét