Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Thiết kế menu cafe


Chuyên Thiết kế , Làm Menu Cho Quán Cafe - Nhà Hàng -
Khách Sạn - Quán Ăn
(Menu Da, Menu Ghỗ, Menu Đứng, In Logo lên da, Ép kim, Cán màng, Menu đóng Lò Xo...Có hàng chục mẫu đưa đến tận nơi cho khách hàng tự chọn - Nhanh Chóng - Chuyên Nghiệp )

Ở các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê hiện nay, Menu là một sản phẩm quan trọng để mang món ăn, thức uống của bạn đến với thực khách qua cái nhìn đầu tiên. Migo với kinh nghiệm thiết kế Menu cho các quán ăn, quán cafe, nhà hàng v…v.. Chúng tôi sẽ mang đến sự hấp dẫn, lôi cuốn trong từng trang menu của các bạn đến với thực khách. Với thiết kế chuyên nghiệp và ấn tượng giúp nâng cao giá trị dịch vụ ẩm thực của Quý Khách.

CÔNG TY FROGDESIGN MEDIA
Địa chỉ: 161/1 Thạnh Xuân Quận 12 - TP. HỒ CHí Minh
Hotline: 0933294586
Emaii : thietkefrogdesign@gmail.com
Copyright © 2011 Frogdesign co.,LTD. | Designed by FROGDESIGN MEDIA .Allservicted
 

















































CÔNG TY FROGDESIGN MEDIA
Địa chỉ: 161/1 Thạnh Xuân Quận 12 - TP. HỒ CHí Minh
Hotline: 0933294586
Emaii : thietkefrogdesign@gmail.com
Copyright © 2011 Frogdesign co.,LTD. | Designed by FROGDESIGN MEDIA .Allservicted
 

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Cái chết kinh dị của anh em nhà USHER

Hôm ấy là một ngày thu ảm đạm và bầu trời dày đặc những đám mây đen u ám, nặng nề. Suốt ngày tôi đã rong ruổi trên lưng ngựa qua những con đường quê buồn tẻ để tìm thăm một người bạn tên Usher đang ẩn mình nơi thôn dã; và khi đến nơi thì bóng chiều đã xế.

Tôi đưa mắt ngắm nhìn cảnh vật quanh ngôi nhà của bạn mình, lập tức - tôi cũng chẳng hiểu tại sao - thấy lòng chợt chùng xuống tê tái như vừa bị một tấm chăn đen dày cộm nào đó phủ trùm lên. Ngôi nhà cổ với những bức tường đá rêu phong cao ngất ngưở­ng điểm xuyết bằng những khung cửa sổ hẹp, quanh đó rải rác từng đám lau sậy lơ thơ cùng bao thân cây khô mục đang chết dần; tôi nhìn toàn bộ cảnh hoang tàn này mà cảm thấy như có bàn tay băng giá vô hình nào đó đang bóp chẹt lấy trái tim. Một nỗi buồn chán bệnh hoạn như đang phủ trùm lên cảnh vật nơi đây, và tôi nghĩ con người dù lạc quan cách mấy cũng khó mà bình an được ở  chốn này.
Tại sao cảnh tượng ngôi nhà người bạn thân lại có thể khiến tâm hồn tôi chùng xuống bạc nhược đến thế? Tôi tự hỏi nhưng không tìm thấy câu trả lời.
Có một cái hồ cạnh ngôi nhà và tôi dong ngựa đến gần ngắm xem. Có lẽ ngôi nhà khi được nhìn từ ánh phản chiếu trên mặt hồ sẽ bớt đi vẻ u ám, buồn tẻ chăng?
Tôi nhìn xuống mặt hồ phẳng lặng và thấy ở đó ngôi nhà với những cửa sổ màu đen trông giống như những cặp mắt lơ láo đang nửa khép nửa mở ra trên khuôn mặt vô hồn, còn những khóm lau sậy và hàng cây khô mục thì khoác đầy những hình thù kỳ dị; hình bóng của chúng phản chiếu dưới hồ trông còn quái gở hơn cả cảnh thực. Tôi rùng mình, và sau một hồi lâu quan sát với những ấn tượng nặng nề, đành chán nản dẫn ngựa bước từ từ đến gần ngôi nhà.
Chính trong ngôi nhà này tôi sẽ phải trải qua một vài tuần lễ. Chủ nhân của nó, Roderick Usher, là một người bạn thân của tôi từ thuở thiếu thời. Từ nhiều năm rồi chúng tôi không có dịp gặp nhau, nhưng mới đây anh ấy có viết gửi tôi một lá thư - một lá thư khá buồn và khủng khiếp. Anh viết rằng anh mắc bệnh, cả thể xác lẫn tâm thần; và tha thiết mong được tôi đến thăm, ở chơi vài tuần. Tôi là người bạn duy nhất của anh trên đời, sự hiện hiện của tôi sẽ là nguồn an ủi quý báu có thể giúp anh phần nào vượt qua cửa ải bệnh tật.
Dù là bạn bè thân thiết thời niên thiếu, nhưng thật tình mà nói, tôi biết rất ít về bản thân và gia đình anh ta. Anh vốn dè dặt, hiếm khi nói về mình, và ngại giao tiếp với mọi người. Nhưng dù vậy, tôi cũng rõ anh xuất thân từ một dòng tộc lâu đời gồm những người có tâm hồn yêu nghệ thuật, giàu trí tưởng tượng và óc sáng tạo, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm âm nhạc và hội họa có giá trị. Dòng họ của anh, cha truyền con nối, mỗi thế hệ chỉ có một người con trai nối dõi. Danh giá cũng như gia sản để lại không bị gián đoạn, bởi vậy người dân trong vùng, khi gọi tên ngôi nhà đã không tách bạch gọi theo từng tên người thừa kế, mà gọi chung là “ngôi nhà Usher”, điều ấy cũng đồng nghĩa với “trang viên hoặc ngôi nhà của dòng họ Usher”.
Những bức tường đá xám xịt của ngôi nhà mà ngay từ cái nhìn đầu tiên đã khiến tôi ngao ngán, sau đó dần trở nên nỗi ớn sợ khi thấy bóng chúng phản ánh dưới hồ, giờ đây tôi đã hiểu vì sao. Có lẽ cái cảm giác rờn rợn ấy đã bắt nguồn từ cái không khí ủ dột suy tàn chung quanh, từ màu xám thiếu sinh khí của những bức tường, từ những thân cây khô mục, từ cái hồ nước xanh đen tù hãm bí ẩn; tất cả đã quyện lại như một đám mây mù, gây nên niềm sợ hãi bệnh hoạn cho những ai nhìn thấy chúng.
Giống như một giấc mơ vậy, tôi nhủ thầm, rồi nhìn chăm chú hơn vào tòa nhà trước mặt. Thật tình mà nói, tòa nhà mang dáng dấp rất cổ, chứng tỏ đã được xây dựng từ nhiều năm nhưng chưa qua sửa chữa. Nhưng dấu hiệu suy tàn theo năm tháng phủ đầy trên mọi dáng vẻ, tuy nhiên chưa thấy chỗ nào đổ nát. Cái mái hiên vẫn còn nguyên, tường vẫn chưa long viên đá nào, duy chỉ có một vết nứt chạy dài từ mái vòm trên cao xuống đến tận chân tường phía mặt tiền.
Tôi đến trước cửa nhà. Một người đầy tớ chạy ra dắt ngựa để tôi được rảnh tay bước vào. Một người khác lặng lẽ đưa tôi lên lầu. Các bức tường trong nhà treo đầy những bức tranh bí ẩn khiến tôi thoạt nhìn cũng cảm thấy bồn chồn. Tôi nhớ đã từng trông thấy chúng trong những lần đến chơi lúc còn trẻ, nhưng cái cảm giác khi ngắm nhìn thuở ấy thật khác xa bây giờ.
Đến cầu thang, tôi gặp người thầy thuốc của gia đình đang đi xuống. Ông ta có vẻ bối rối khi trông thấy tôi, chẳng biết vì lý do gì. Tôi bước nhanh, e có điều chi không hay vừa xảy ra, và cuối cùng cũng được người đầy tớ đưa đến căn phòng nơi anh đang có mặt.
Căn phòng thật to và rộng rãi, nhưng những khung cửa sổ lại hẹp và cao khiến rất ít ánh sáng có thể lọt được vào phòng. Bóng tối trùm lên các góc tường và những đồ đạc bày biện ngổn ngang bên trong. Có khá nhiều sách vở trên các giá sách và trên tường treo vài cây guitar, nhưng những thứ ấy không tạo được sinh khí cho căn phòng, mà trái lại, còn gây nên cái ấn tượng tù túng và suy nhược.
Nhìn thấy tôi bước vào, đang nằm dài trên sofa, Usher vội vã đứng lên tiếp tôi hết sức nồng nhiệt. Lúc đầu tôi nghĩ chẳng qua vì lịch sự, nhưng khi nhìn vào mặt anh, tôi hiểu là anh rất chân thành. Chúng tôi cùng ngồi xuống, thoạt đầu anh ít nói nhưng rồi sau đó thì thao thao; và khi nhìn kỹ anh khi ấy lòng tôi mới chợt dấy lên một niềm thương cảm xót xa. Quả thật anh đã thay đổi quá nhiều kể từ lần gặp trước; hiếm thấy ai chỉ mới lâm bệnh ít lâu đã đổi thay sa sút đến mức như vậy. Vẫn khuôn mặt đầy khả ái thông minh, vẫn đôi mắt to trong sáng, vẫn đôi môi mỏng và mái tóc dài mềm mượt; thế nhưng, làn da ấy bây giờ đã trở nên xanh rớt, mắt thì như muốn lồi ra, đôi môi chỉ còn là một vệt ngang xanh lợt lạt trên khuôn mặt, còn mái tóc rối bời phủ dài xuống hai bên thái dương bởi đã lâu ngày không cắt sửa. Tất cả tạo nên một chân dung tiều tụy khiến anh như đã hóa thành một người khác; và điều này khiến tôi thấy ngột ngạt vô cùng.
Cứ như vậy, anh cho biết lý do vì sao anh muốn tôi đến thăm, bởi anh mong mỏi sẽ hồi phục được ít nhiều nhờ sự có mặt của tôi bên cạnh. Tiếp đến, anh cho hay căn bệnh mình mắc phải là một căn bệnh lạ, không có thuốc trị, mà những người trong dòng tộc anh trước đây đều vướng phải như một nghiệp chướng. Nó khiến các giác quan của bệnh nhân trở nên mạnh mẽ, nhạy bén, và họ chỉ có thể tồn tại nếu tuân theo những điều kiện khiến cuộc sống trở nên khá vô vị. Anh chỉ có thể ăn những thức ăn lạt lẽo, chỉ có thể mặc những bộ quần áo được may từ một loại vải đặc biệt vì những loại khác có thể làm hại da. Phòng không bao giờ có hoa vì bệnh nhân không chịu nổi mùi hương của bất kỳ loại hoa nào, ánh sáng làm mắt họ nhức nhối, và tiếng động có thể làm hỏng tai - trừ âm thanh êm dịu của cây đàn guitar.
Điều tệ hơn hết, đó chính là anh bị giam hãm trong nỗi sợ hãi của chính mình như một tù nhân. “Tôi sẽ chết”, anh thường nói, “vì nỗi sợ hãi này. Tôi không sợ phải đương đầu với nó, nhưng sợ những hậu quả do nó mang lại. Tôi thật tình run sợ khi nghĩ đến bất kỳ biến cố nào sẽ diễn ra trong tương lai. Bây giờ thì tôi đang cố vật lộn chống lại cái ảo ảnh khủng khiếp, đó là sự sợ hãi, nhưng tôi biết sớm muộn gì mình cũng sẽ kiệt sức và phải từ bỏ cuộc đời này”.
Câu chuyện cứ kéo dài và tôi biết thêm được nhiều điều về căn bệnh lạ lùng của bạn mình. Anh cho rằng nó có nguồn gốc từ chính ngôi nhà của dòng họ Usher. Từ nhiều năm rồi anh không hề dời chân khỏi ngôi nhà này, và anh nghĩ bây giờ thì bản thân mình cũng đã trở nên tiều tụy sầu não như chính nó. Vẻ ảm đạm tang thương của những bức tường màu chì quái gở, cộng với cái không gian gò bó tù túng đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của anh không ít.
Anh cũng tin những bất hạnh ảnh hưởng trên đời sống mình một phần cũng có nguyên nhân từ căn bệnh kéo dài không cứu chữa nổi của Madeleine, cô em gái cùng dòng máu mà anh rất đỗi yêu thương, người thân duy nhất của anh còn sót lại trên đời. Cô ấy hiện vẫn còn sống, nhưng dường như mỗi ngày đang mỗi tiến dần đến cõi chết.
“Cái chết của cô ấy,” anh nói, “sẽ khiến tôi chỉ còn lại một mình trên cõi đời này, trở thành con người cuối cùng của dòng họ Usher!”
Tình cờ trong lúc đang nói thì Madeleine, cô em gái mà anh đề cập đến lại xuất hiện, chậm chạp đi qua chỗ chúng tôi tiến về phía cuối phòng mà không hề lưu ý đến một ai. Tôi nhìn theo cô vừa kinh ngạc vừa thương hại. Khi cô gái đã đi khỏi và cánh cửa phòng khép lại, tôi thấy hai bàn tay xanh xao gầy guộc của Usher đang đưa lên ôm lấy mặt để giấu đi những
giọt lệ.
Căn bệnh của Madeleine thật lạ lùng và các thầy thuốc được mời đến đều bó tay không chẩn đoán nổi. Cô ấy dường như chẳng quan tâm đến cái gì, mỗi ngày mỗi yếu và gầy hơn, thỉnh thoảng lại nằm ngủ một giấc dài khiến người ta cứ ngỡ rằng cô đã chết vì nhịp tim hỗn loạn, đôi lúc lại ngừng đập một lát… Cô đã chống chọi với bệnh tật được trong nhiều năm, nhưng từ cái đêm tôi đến cô ấy đã nằm liệt giường không còn đứng dậy đi lại được nữa. “Có lẽ cậu sẽ chẳng còn dịp nhìn thấy nó sống sót nữa đâu,” Usher vừa nói vừa lắc đầu buồn bã.
Mấy ngày tiếp theo, Usher và tôi tránh không nhắc đến cô ta nữa. Trong thời gian ấy, tôi luôn lựa lời để an ủi ban tôi khuây khỏa. Chúng tôi vẽ tranh và đọc sách với nhau, đôi khi tôi ngồi yên lặng để nghe anh chơi đàn guitar. Tôi cố hết sức giúp đỡ bạn mình, nhưng cũng hiểu rằng nỗi buồn nơi anh quá sâu nặng. Sự u ám tang thương dường như phủ trùm lên mọi thứ trong thế giới của anh; thật tình, nhiều khi tôi nghĩ anh đang đến gần bờ mức của sự điên loạn.
Về họa, anh vẽ những bức tranh tuy có màu sắc và chủ đề độc đáo nhưng thật mơ hồ, khó hiểu, mang ảnh hưởng của bệnh tật và tư tưởng tuyệt vọng. Về nhạc, anh viết và hát lên những bài có lời ca ai oán làm nẫu hết cả ruột gan người nghe. Tư tưởng của anh cũng lạ, anh có một ý nghĩ mà có lẽ đối với anh quan trọng hơn tất cả, đó là cây cỏ cũng biết cảm xúc và suy tư; mà không chỉ cỏ cây, đá và nước cũng thế. Anh tin những hòn đá xám dựng nên ngôi nhà mình, những loài thực vật nhỏ bé mọc trên đá, cái hồ và cả những thân cây khô mục, chúng đều có ảnh hưởng trên anh và đã tạo nên con người của anh hiện tại.
Những ý tưởng của anh với tôi có vẻ hơi lạ lùng, nên tôi không biết phải góp ý hoặc bình luận thêm như thế nào.
Một tối kia, trong lúc đang đọc sách thì anh chợt báo với tôi bằng vài lời vắn tắt, rằng cô em Madeleine của anh đã qua đời; và anh quyết định sẽ giữ thi hài cô lại khoảng nửa tháng trong hầm mộ gia đình nằm bên dưới ngôi nhà trước khi đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng. Lý do là vì căn bệnh của cô thật khó hiểu, anh e rằng cô chưa chết hẳn và các thầy thuốc cũng muốn có cơ hội để nghiên cứu thêm. Anh yêu cầu tôi giúp một tay trong việc này và tôi đồng ý vì nhận thấy ý định ấy cũng vô hại.
Cả hai chúng tôi cùng khiêng quan tài đựng xác Madeleine xuống hầm mộ nằm bên dưới ngôi nhà. Hầm mộ này lại nằm ngay bên dưới căn phòng tôi đang ở. Ngày xưa nó vốn là nơi giam người nên chật hẹp tù túng, với cửa ra vào nặng nề được bọc đồng kỹ lưỡng.
Chúng tôi đặt quan tài xuống rồi nhẹ nhàng mở nắp ra để cả hai được nhìn mặt người chết lần cuối. Khi nhìn kỹ, tôi chợt nhận ra gương mặt hai anh em giống hệt nhau. Dường như đoán được ý tôi, Usher cho biết Madeleine và anh vốn là hai anh em song sinh. Tâm trí cả hai tương thông nên có thể hiểu được ý nhau mà không cần dùng lời nói.
Chúng tôi không thể nhìn cô lâu. Căn bệnh quái gở khiến cô dù chết rồi gương mặt vẫn còn phảng phất sinh khí, và đôi môi trông hơi nhếch lên như muốn nhạo báng điều gì khiến tôi rợn da gà. Chúng tôi vội vã đóng nắp quan tài, chốt cửa lại, rồi theo những bậc thang bước trở lên ngôi nhà u ám.
Vài ngày nữa trôi qua trong nỗi buồn tang tóc, và tôi nhận ra ở bạn tôi có những thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày. Anh không còn vẽ tranh hay đọc sách được nữa, lúc nào cũng thẫn thờ như người mất hồn. Anh đi lang thang từ phòng nọ sang phòng kia, không biết phải làm gì. Khuôn mặt trở nên xanh rớt như tàu lá, ánh mắt thông minh vốn có nay biến mất, và giọng nói thường run rẩy vì sợ hãi mỗi khi cất lên. Nhiều khi tôi nghĩ anh muốn thổ lộ với tôi một điều bí ẩn nào đó nhưng ngại ngùng. Lúc khác tôi lại cho rằng anh sắp trở nên điên loạn. Anh thường ngồi hằng giờ, ánh mắt vô định, cũng chẳng để ý lắng nghe chi cả trừ những âm thanh đang vang động trong tâm trí của chính mình.
Vào ngày thứ bảy hoặc thứ tám sau cái hôm đưa thi hài của Madeleine vào đặt trong hầm mộ, đêm đó tôi vào giường cố ngủ nhưng cứ trằn trọc mãi. Giờ này qua giờ khác tôi nằm đấy, cố chống lại những cảm giác bất an dâng đầy trong tâm trí. Bên ngoài, cơn bão kéo đến trong ngày đã gia tăng cường độ, và phòng tôi chập chờn hình bóng của những đồ đạc kê lộn xộn bên trong. Tôi cố tự trấn tĩnh, nhưng chỉ thấy mình càng lúc càng thêm khiếp hãi, bạc nhược.
Thình lình, tôi giật bắn người ngồi nhổm dậy nhìn chằm chằm vào bóng tối, dỏng tai nghe động tĩnh. Rõ ràng tai tôi vừa nghe thấy tiếng động , nhưng không phải đến từ cơn bão bên ngoài, mà từ một nơi nào đó rất gần trong nhà. Mặc vội quần áo vào, tôi bắt đầu đi tới đi lui trong phòng, cố thoát khỏi nỗi sợ hãi đang dâng đầy trong tâm trí.
Rồi tôi nghe có tiếng gõ cửa và Usher bước vào. Gương mặt anh trắng bệch như vẫn thường thấy, còn đôi mắt có nét gì đó biểu hiện của sự loạn trí khiến tôi chết khiếp; nhưng thật tình mà nói, dù sao tôi cũng cảm thấy an tâm hơn đôi chút vì không còn phải đứng trơ trọi trong phòng một mình.
Anh nhìn quanh không nói gì một lúc, rồi chợt bật ra câu hỏi, “Anh không trông thấy gì sao? Không thật à? Hãy đợi một lát, thế nào anh cũng sẽ được thấy.” Rồi anh chạy đến mở tung cửa sổ ra.
Gió mạnh từ cơn bão bên ngoài ùa vào phòng gần như muốn thổi chúng tôi té xuống đất. Tôi nhìn qua cửa sổ, tuy gió bão nhưng bầu trời bên ngoài trông thật đẹp, một vẻ đẹp kỳ dị. Gió như đang cuốn vòng quanh nhà, và những đám mây đen nặng nề rượt đuổi nhau khắp nơi. Tôi không thấy trăng sao đâu cả vì đã bị mây che khuất, nhưng một luồng ánh sáng xanh nhợt nhạt thì đang trùm lên ngôi nhà một cách ma quái.
“Ồ, không được, anh không thể ngắm trời trong điều kiện như thế này được”. Tôi hét lên cùng Usher, rồi kéo anh từ cửa sổ đến ngồi vào một chiếc ghế. “Đang bão mà, và gió lạnh sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của anh. Chúng ta hãy đóng cửa lại cho ấm áp rồi cùng nhau đọc sách. À, đây là một trong những quyển anh yêu thích. Tôi sẽ đọc, anh cứ ngồi yên lắng nghe, và rồi chúng ta sẽ qua được cái đêm dễ sợ này.”
Quyển sách mà tôi cầm lên là quyển do một nhà văn hoang tưởng viết cho những người hoang tưởng đọc, và thật tình mà nói, cũng không hẳn là quyển sách mà Usher yêu thích. Tôi cầm nó lên chẳng qua vì nó ở gần tầm tay tôi nhất. Nhìn thái độ chăm chú hay giả vờ chăm chú lắng nghe của Usher, tôi hy vọng phần nào mình đã thành công trong việc khiến Usher trấn tĩnh lại.
Tôi đọc đến đoạn nhân vật chính trong truyện, một người đàn ông ngà ngà men rượu đang tìm cách phá cửa đột nhập vào một ngôi nhà; nhưng tiếng gỗ khô nứt ra từ cánh cửa không chỉ có trong sách mà dường như cũng nghe vang vọng đâu đó trong tòa nhà tôi đang ở. Điều này khiến tôi phân tâm một chút, nhưng cơn bão mỗi lúc một dữ dội, và âm thanh của nó át mất tiếng gỗ nứt vừa
nghe được khiến tôi không để ý đến nữa.
Tiếp tục đọc, bây giờ thì nhân vật chính đã xông được qua cánh cửa đổ lao vào phòng, và anh bắt gặp một con quái vật khủng khiếp thường xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích. Một cuộc chiến nổ ra, cuối cùng con vật bị hạ và nó hét lên một tiếng dài trước khi giẫy chết. Tiếng thét làm rung chuyển cả những bức tường khiến người đàn ông phải bịt cả hai tai lại.
Đến đây tôi lại dừng vì lần này rõ ràng tai tôi có nghe thấy tiếng kêu, tuy tôi không thể nói rõ rằng nó phát ra từ đâu. Âm thanh tuy xa và nhỏ nhưng ngân dài và chắc chắn khiến trí tưởng tượng của tôi cho rằng nó chẳng khác với tiếng kêu của con quái thú trong truyện
là mấy.
Tôi cố kiềm chế để Usher không thấy được những gì mình đang cảm nhận. Tôi không chắc anh ta có nghe được những âm thanh mình nghe không, dù thái độ anh ta có chút thay đổi. Anh đã kéo ghế xoay về hướng cửa ra vào nên tôi không thể nhìn rõ mặt, chỉ thấy đôi môi mấp máy như đang tự nói với chính mình. Đầu anh gục về phía trước, nhưng tôi biết không phải là anh đang ngủ, vì đôi mắt cứ mở trừng trừng còn thân thể thì lắc lư.
Tôi bắt đầu đọc tiếp, đến ngay đoạn một chiếc khiên đồng treo trên cao thình lình rơi xuống sau khi con quái vật thét lên giãy chết. Vừa đọc xong mấy câu này thì ở trong nhà dường như cũng vang lên âm thanh của một vật gì đó bằng kim khí rơi xuống đất, âm thanh ngân dài từ xa nhưng nghe rất rõ ràng. Lúc này thì sự kiềm chế đã hoàn toàn biến mất khiến tôi đứng phắt dậy; nhưng Usher thì vẫn ngồi yên, người lắc lư, đôi mắt vô hồn nhìn trừng xuống sàn nhà. Tôi chạy đến gần, đặt tay lên vai và thấy cơn run rẩy đang chuyền khắp người anh. Một nụ cười bệnh hoạn thoáng hiện trên môi và những lời hốt hoảng bất chợt ùa ra khỏi miệng anh gấp gáp như không biết rằng tôi đang có mặt.
“Anh không nghe thấy gì sao? - À, còn tôi, tôi thì có nghe đấy. từ lâu lắm rồi, nhiều phút, nhiều giờ, nhiều ngày qua tôi đã nghe, nhưng không dám, không dám nói ra. Giờ thì tôi thú thật cùng anh, tôi đã nghe thấy tiếng động trong quan tài và biết em gái tôi đã sống lại từ mấy hôm nay rồi nhưng sợ quá nên không dám nói. Anh biết giác quan tôi rất nhạy bén mà! Lúc nãy đọc chuyện, anh biết không, tiếng gỗ nứt lúc nhân vật chính phá cửa chính là tiếng cô ấy đang phá cỗ quan tài, tiếng thét dài của con quái vật là lúc cô ấy phá cửa hầm mộ, và âm thanh lúc chiếc khiên đồng rơi chính là tiếng cánh cửa đổ ầm xuống đất. Thật là nhẫn tâm khi chúng ta cố tình đặt một con người còn sống vào trong cái quan tài lạnh lẽo đó, đúng không; lý ra chúng ta phải đập nát cái nắp đó lâu rồi. Bây giờ thì đã đến lúc… Hãy lắng nghe, đúng là tiếng chân em tôi đang bước lên cầu thang đấy, đúng là tiếng đập của trái tim nó! Kìa, nó đang trách mắng tôi ngoài kia. Làm sao tôi có thể biến khỏi đây bây giờ? Chút nữa chắc nó sẽ hỏi vì sao tôi lại nỡ bỏ nó vào quan tài sớm thế… Nói đến đây, Usher chợt chồm dậy, hét lớn - “Tôi nói cho anh biết, nó đang đứng ngay bên ngoài cửa kìa!”.
Dường như tiếng thét của anh có ma lực thần bí, nên cánh cửa phòng đột nhiên từ từ mở ra. Có thể chỉ là do một luồng gió mạnh bất chợt ập đến, nhưng rõ ràng ngoài cửa có một người mặc đồ liệm trắng đang đứng đó, mà chẳng phải ai xa lạ, chính là tiểu thư Madeleine, em gái Usher. Vết máu dính đầy trên bàn tay, cánh tay, trên cả chiếc áo trắng rách tả tơi. Mọi phần trên cơ thể của cô đều in đậm dấu vết của một cuộc chiến đấu cật lực mong thoát khỏi cỗ quan tài. Cô đứng đấy lảo đảo run rẩy một lát, rồi bất chợt rên lên một tiếng nhỏ và ngã vật xuống đất trước khi anh mình kịp chạy đến. Vời dáng vẻ khiếp hãi cao độ, Usher chạy đến chỗ em, nhưng có lẽ do kiệt sức nên cũng đổ xuống bên cạnh em mình, và khoảnh khắc sau thì tắt thở.
Tôi vùng chạy khỏi căn phòng và ngôi nhà đó trong niềm khiếp hãi vô bờ. Bên ngoài, cơn bão vẫn dữ dội và khi chạy ngang hồ nước một tia chớp bất chợt lóe lên, rồi tiếp theo đó là tiếng sét lớn nổ rung chuyển cả bầu trời. Ngoái nhìn lại ngôi nhà, tôi thấy cái vết nứt chạy dài từ mái xuống đất đã nói tới lúc đầu đang mở rộng miệng ra như miệng một con quái vật khổng lồ, và các bức tường đá lâu năm bất thần đổ sụp xuống cùng một lúc. Tiếng đổ vỡ ầm ầm như tiếng núi lở. Hàng ngàn tia nước vọt lên từ mặt hồ khi những đống đá đổ xuống, phủ trùm lên tàn tích còn sót lại. Ngôi nhà của dòng tộc Usher thế là đã hoàn toàn biến mất.

Con Câm

Vừa quẹo xe vô đầu hẻm tôi đã phải thắng “ kít” lại vì một đám con nít túa ra:
-Ê, con câm!
-Con câm,ư … ư …
Bực mình, tôi quát lớn:

 -Tụi bây có im đi không! Mắc mớ gì cứ theo chọc ghẹo con người ta hoài vậy?
Lũ trẻ len lét nhìn tôi rồi len lét bước đi. Tôi quay sang nói với con câm đang đứng lặng:
-Em đi đi, tụi nó không theo chọc nữa đâu!
Nó nhìn tôi hàm ơn rồi cúi xuống xách hai cái xô nặng nhọc bước đi.
Con câm không ở cùng hẻm với tôi. Nó ở hẻm dưới kia nhưng ngày nào cũng phải ra vô con hẻm này vài ba lượt. Bởi vì nhà nó nuôi nhiều heo gà, còn những nhà trong hẻm tôi thì chẳng ai chăn nuôi, nên sáng sáng người ta sẵn sàng nhận những chiếc xô không nó đem tới để đổ vào đó nước vo gạo, canh thừa, cá cặn trong ngày. Chiều đến, nó lại đi từng nhà để thu gom những chiếc xô lúc này đã đầy ắp. Bọn con nít thì cứ chờ nó xuất hiện để hùa nhau trêu chọc, hùa nhau bắt chước cách ra dấu bằng tay và nhại những tiếng ú a ú ớ của nó.
Má tôi kể rằng, năm nó lên hai tuổi thì ba nó chết, không bao lâu má nó đi theo một gã bán thuốc sơn đông, bỏ nó lại cho bà nội già nua nuôi dưỡng. Mấy năm sau nội nó qua đời, từ đấy chú thím nó phải cưu mang.
Ba tuổi, nó chưa biết nói. Nội nó bảo: “trẻ con thường sớm đi thì chậm nói”. Nhưng mãi đến bốn, năm tuổi nó vẫn chưa nói được. “Quái lạ, con này không điếc mà lại câm! Mày chịu hậu quả của ba mẹ mày rồi đó con ạ!” những lúc vui thím nó thường bảo thế.
Ba nó thuộc loại người “bán trời không văn tự”, hoang đàøng chi địa. Một lần đòi tiền đi nhậu nhẹt nội nó không đưa, hắn đã đánh bà già thừa chết thiếu sống rồi bỏ nhà đi giang hồ một thời gian, chừng quay lại dắt theo cô vợ “mắt xanh môi đỏ” có cái quá khứ đầy ấp nhuốc nhơ.
Từ ngày hắn về, trong nhà không có lấy một ngày yên ổn khi thì hắn quậy quạng với người này người này người khác, khi thì chính hai vợ chồng hắn “đại chiến” với nhau. Không chịu đựng nổi, vợ chồng người em đã ngăn ngôi nhà ra làm hai để ở riêng, nhưng vẫn không thoát khỏi những phiền phức do vợ chồng hắn gây ra.
Hình như hồi nhỏ con câm được ba mẹ nó gọi bằng cái tên đẹp lắm, Cẩm vân hay Hồng vân gì đó, nhưng từ lúc nội nó qua đời, cái tên của nó cũng theo nội nó đi luôn. Chú thím gọi nó là “Con Câm”, và thế là ai cũng gọi nó như vậy. Cái khuyết tật đã trở thành tên của nó.
Thím nó tuy hay mắng chưởi, đánh đập nó nhưng cũng không phải làkẻ ác tâm, chẳng qua cuộc sống khốn khổ khiến bà trở thành người hay bẳn gắt. Hồi mới đem nó về nuôi, bà chẳng ưa gì nó, nhất là những lúc thóc cao gạo kém, mấy đứa con do bà rứt ruột đẻ ra còn phải đói lên đói xuống, quần áo tả tơi thì với nó bà chỉ muốn tống khứ ra đường. “Một giọt máu đào hơn ao nước lả”, chồng bà thường khuyên bà như thế. Từ lúc còn bé xíu, nó đã phải bồng em, quét nhà, lo cơm nước, lớn lên một chút nó đã đỡ đần bà được rất nhiều việc trong nhà, ngoài ruộng. Bây giờ thì bà thương nó lắm, nhưng gia cảnh còn thiếu trước hụt sau, bà vẫn chưa lo gì cho nó được. Mười lăm tuổi, một chữ cắn đôi cũng không biết, thân mình đen nhẻm và gầy đét như một nhánh cây khô, quần áo vá víu lung tung, trông nó như một con ăn mày ở đầu đường, xó chợ. Mỗi cái tết, thím nó cũng tằn tiện may cho mỗi đứa một bộ quần áo mới, nhưng mặc xong ba ngày tết là nó lại xếp vào ngăn tủ.
Những lúc xong việc nhà, nó đi bắt ốc, bắt cua hoặc hái rau đem ra chợ bán, tiền đó nó được quyền giữ riêng trong túi. Nó không chú ý đến quần áo, dép giày, nó chỉ đặc biệt mê chiếc xe đạp! Ai đưa xe nhờ nó đi đâu, dù gần hay xa, mưa hay nắng nó chẳng những vui vẻ nhận lời mà còn tỏ ý biết ơn người nhờ nó nữa. Lần nào đến nhà tôi lấy nước cặn, gặp lúc tôi đang rửa xe là nó nhanh nhẹn xắn tay vào làm giúp. Nó lau một cách cẩn thận, nhẹ nhàng trông giống như người ta đang chùi bóng một viên ngọc quý, và cái ánh mắt khát khao của nó làm tôi phải chạnh lòng. Thím nó kể với hàng xóm rằng ý định của nó là dành dụm tiền để mua chiếc xe, nhưng mấy bận nó gom góp được vài chục ngàn thím nó lại kẹt tiền nên mượn hết, lần này bà quyết định không làm tan vỡ ước mơ nó nữa.
Sáng chủ nhật chợ rất đông người, ai ai cũng tranh thủ ngày nghỉ này để đi mua sắm, để nấu cho chồng con bữa ăn đặc biệt hơn ngày thường. Vốn tính nhanh nhẹn nên chẳng mấy chốc tôi đã mua đầy đủ những thứ cần thiết cho thực đơn ngày chủ nhật. Ra khỏi hàng cá, tôi định vòng qua hàng rau cải để đến chỗ gửi xe, chợt nhìn thấy con câm đang ú ớ chào mời, trước mặt nó là rổ rau đắng đất tươi xanh. Cá lóc nấu canh với rau đắng đất là món ăn khoái khẩu của chồng tôi, nhưng loại rau hoang dại đó chẳng ai trồng, thỉnh thoảng mới có người hái đem ra chợ bán. Gặp tôi, con câm cười thật tươi. Tôi hỏi nó giá rổ rau, nó ngúc ngoắc một ngón tay làm tôi bật cười: “Rẻ vậy sao? Hái cả buổi trời mới được rổ rau non ngon lành mà chỉ bán một ngàn thôi sao?”
Nó ra dấu hỏi tôi về nhà chưa cho nó được chở về. Đúng là “buồn ngủ gặp chiếu manh”, tôi ngán đạp xe tới cổ, đang tính dành dụm, gom góp thêm ít tiền sắm chiết xe gắn máy vi vút với người ta, nó thì lại ước mong được đi xe đạp, dù là đi nhờ và phải đèo thêm một người có trọng lượng hơi “quá tải” như tôi. Tôi kéo nó vào hàng hoa quả để mua một ít trái cây. Tháng nào cũng vậy, cứ đến ngày mười bốn, rằm là tôi lại mang hoa quả lên chùa lạy phật, cầu sự bình yên cho gia đình, dòng họ.Tôi không là kẻ cuồng tín nhưng tôi vẫn tin tưởng vào các đấng thiêng liêng, tin tưởng vào luật nhân quả của nhà phật. Bởi vậy, các đợt vận động quyên góp để sửa chửa, xây cất chùa chiền tôi rất nhiệt tình ủng hộ. Tôi thầm tự hào rằng sự thành đạt của chồng và các con là nhờ “âm đức” mà tôi đã tích góp từ thời còn con gái.
Hàng hoa quả sáng nay cũng lắm người mua bán. Tôi chọn mấy chục xoài, hai ký nhãn và một bó huệ trắng, mặc dù giá có hơi cao nhưng trái nào trài nấy to tròn, căng mọng nhìn rất thích mắt.
-Trời đất ơi , nó lấy hết tiền của tui rồi !…
Tiếng la thảng thốt làm tôi giật mình quay lại. Mọi người cũng nhón nháo, đổ xô về một góc. Người đàn bà buông thau xôi xuống đất ôm mặt khóc hu hu, trên tay chị là chiếc túi thức ăn gia súc hiệu con cò bị rạch một đường dài dưới đáy.
-Vốn liếng của tôi, cả tiền tôi mới vay để về chạy thuốc cho thằng nhỏ! …Trời ơi là trời, làm sao tôi sống được đây? …
Người bán hoa quả vừa đưa tiền thối lại cho tôi vừa kể:
-Tội nghiệp! “ Nghèo lại mắc phải cái eo”, chồng chết, một mình buôn tảo bán tần nuôi ba con nhỏ, vốn liếng chỉ có thau xôi, đã vậy mấy bữa nay thằng nhỏ phải nhập viện…
Tôi thấy mủi lòng, nhưng biết làm sao, mỗi người một số phận …
Con câm rút tay khỏi tay tôi, cố chen lấn đám đông để đến bên người phụ nữ ấy. Bực mình vì tính tò mò của nó, tôi cũng chen vào để kéo nó về. Và, thật bất ngờ khi tôi nhìn thấy con câm đưa tay vào lưng quần kéo cái túi rút may bằng thứ vải nâu cũ kỹ, nó thoăn thoắt mở dây, trút ra những tờ giấy bạc loại một ngàn, hai ngàn, năm ngàn đồng cũ rích nhưng lại rất phẳng phiu, được nó sắp lại từng xấp: Chín mươi ba ngàn hai trăm đồng cả thảy. Nó trân trọng đặt số tiền ấy vào tay chị bán xôi, ú ớ gì đó rồi cười bẽn lẽn, quay đi trước ánh mắt ngơ ngác của mọi người.
Cổ họng tôi đắng ngắt, túi hoa quả trên tay bỗng nhiên trĩu nặng.

“THẰNG TÍ”

Thằng Tí năm nay tròn mười tám tuổi. Người nó cao to, bắp thịt cuồn cuộn như kiểu dân tây. Da đen ngòm vì quanh năm suốt tháng nó chỉ lẩn quẩn trong chợ. Mọi người đều ngạc nhiên khi mà má nó nuôi nó bằng mấy mớ rau muống ngoài chợ mà nó lại trở nên cao to lực lưỡng như vậy! Trong cái xóm chợ ông Hoàng thì nó là thằng đẹp trai nhất. Mất đứa con gái trong chợ dù biết nó là thằng côn đồ chuyên đi phá làng phá xóm nhưng cũng khoái cái mã đẹp trai của nó. 


Sáng nào cũng thấy mấy đứa nó quần trong chợ lại còn biếu má thằng Tí lắm đồ. Nhà nghèo chẳng có chút gì nhưng vẫn cứ làm ra vẻ đặng được thằng Tí để ý. Thằng Tí thì cứ lầm lầm lì lì chẳng nói lấy một câu. Má nó cứ cười xuề xòa cái kiểu ai cho gì lấy đó! Của cho thì dại gì không lấy! Rồi má nó kêu nó sao không chọn lấy một đứa mà ưng đặng còn cưới vợ mà lập nghiệp. Nó nẹt má nó một chập. “Thằng Tí này mà thèm để ý tới bọn con gái đó hả. Toàn là cái tụi điệu đà ỡm ờ chằng ra gì. Má ưng thì má cứ lấy đại một đứa chứ tui thì thấy tụi nó là muốn đập cho một trận.” Má nó nghe vậy cũng chẳng nói câu nào. Nghĩ bụng nếu thằng Tí chẳng ưng con nào kể cũng hay. Vì tụi nó cứ vậy mà nhà có thêm nhiều đồ.
2. Chợ Ông Hoàng ngày nào cũng có chuyện này chuyện nọ của bọn thằng Tí. Bữa thì tụi nó đánh nhau lỗ đầu sức trán, bữa thì kéo cả băng của chợ này sang chợ kia giành địa bàn. Bữa thì nghe có cướp giật mà cũng không ai dám nói nói chúng câu nào. Chúng tụ tập thành một bọn du côn toàn là mấy thằng cao to. Chẳng ai dám đụng đến chúng vì sợ dây đến chúng, chúng nó lại kiếm chuyện thì chẳng yên. Ai nhìn thấy chúng nó đều dạt ra. Không phải vì sợ mà họ không muốn dính đến cái bọn cùng đường không sợ trời không sợ đất. Chúng nó cứ như vậy mà sống như một ông vua hết ngày này qua tháng nọ. Những ông vua con gai mắt.
3. Thằng Tí hồi mới qua chợ ông Hoàng cũng bị tụi nó đập cho một trận. Nhưng cái tụi ở chợ này cũng phải nể nó vì chưa có thằng nào mà chống đỡ tốt như thằng Tí. Đánh nó như vậy mà nó cũng làm bị thương hơn chục đứa. Nó vẫn còn đứng vững cảnh cáo đứa nào dám đụng đến nó với mẹ nó thì sẽ không yên với nó. Mấy thằng sợ cái ánh mắt đanh thép của nó cũng xếp re. Dần nó trở thành đại ca của chợ ông Hoàng. Chỗ mẹ nó bán rau muống không thằng nào dám đến phá phách. Nó thét một câu là ra đòn ngay. Nấm đấm của nó nhẹ lắm thì cũng phải nằm nhà ít nhất là ba ngày, nặng là phải khâu vài mũi. Cái thằng mang tính khí giang hồ vậy mà có hiếu với má lắm! Nó có được đồng nào là đưa cho má nó phân nửa. Nó cứ kêu má nó nghỉ bán đi đặng nó nuôi cho. Bà bán có mấy mớ ra chả kiếm được bao nhiêu tiền mà lại suốt ngày ngồi ngoài trời nắng gió. Má thằng Tí thì lại cứ sợ.
-          Mày làm kiểu này có ngày người ta bắt mày bỏ tù như chơi.
-          Thằng Tí này thì ai dám đụng đến. Mấy thằng cảnh sát quèn nhốt được vài bữa lại thả ra. Mắc công chúng nó nuôi tui thì lại tốn thêm mớ gạo.
-          Mày nói thì hay lắm! Chứ cái kiểu của mày thì công an không bắt cũng bị mấy đứa khác nó lụi.
-          Má toàn nói chuyện đâu đâu. Tui kêu má nghỉ bán đặng khỏe cho thân má chứ ai. Má của thằng đại ca chợ ông Hoàng mà phải bán rau muống ngoài chợ sao?
-          Tao thấy bán rau muống vẫn chắc ăn con à! Chứ mày toàn kiếm chuyện quậy phá. Tao thấy mày nên lấy vợ đi! Con Sen, con bà Tư bán cải trong lòng chợ cũng được đó. Nó cũng hiền! Lấy vợ đặng mà kiếm việc gì lương thiện mà làm.
-          Lấy cái gì mà lấy? Má toàn nói chuyện linh tinh. Tui không nói với má nữa. Tóm lại là tui không muốn thấy má buôn bán gánh bưng ngoài chợ,
-          Thằng ôn con. Má mày nhờ mấy gánh rau muốn này mà nuôi mày tới từng tuổi này đó!
-          Tui mặc kệ má! Tui đi đây!
-          Mày đi đâu?
-          Đi kiếm tiền.
Má thằng Tí tuy xuề xòa nhưng bà cũng nghĩ nhiều lắm! Mới bước sang hàng bốn mà tóc bà đã bạc hơn nửa đầu. Trên khuôn mặt đã hằn lên những nếp nhăn. Những vết chân chim ngày càng nhiều trên khóe mắt bà. Có một thằng con, nhà nghèo lại không dạy được nó đành phải nhìn nó theo cái thói con đồ. Bà cũng không biết ngày mà bà còn sống có nhiều không để còn chăm lo cho thằng con. Cứ khuyên nó lấy vợ để nó còn biết vì vợ con mà làm ăn lương thiện.
4. Hôm đó, má thằng Tí tự nhiên bị bệnh do trở trời. Gió mùa đông ở Sài Gòn cũng không lạnh lắm nhưng với cái tuổi già của má thằng Tí thì cũng khó. Thằng Tí cứ ở nhà canh má nó suốt. Nó chạy ra chợ mua bịch cháo lòng nhiều huyết cho má nó ăn giải cảm. Chưa lần nào nó mua đồ mà trả tiền cả. Nhưng lần này nó lại trả tiền cho bà bán cháo lòng. Nó không muốn má nó bệnh lâu. Một lần làm chuyện tốt đặng cho má nó mau khỏi bệnh. Uống miếng thuốc xong, mà nó ngủ thiếp đi! Thằng Tí thấy má ngủ thì cũng yên lòng. Bỗng nhiên bà Tư ở đâu long sòng sọc vào nhà hét toáng lên.
-          Thằng Tí đâu.
-          Chuyện gì vậy? – Má thằng Tí vừa ngủ được một chập thì bị đánh thức. Thằng Tí thấy má nó bị đánh thức thì nóng hết cả mặt.
-          Bà qua đây làm gì? – Nó thét vào mặt bà Tư khiến cho bà hơi hoảng sợ. Bà bắt đầu nhỏ giọng hơn.
-          Tao qua đây hỏi tội mày. Cái thằng ôn con, mới nhiêu tuổi đầu mà làm hết chuyện bậy này đến chuyện bậy khác. Con Sen nhà tao giờ cứ khóc rấm rức cả ngày.
-          Chuyện gì mà chị Tư lại sang nhà tui ầm ĩ vậy? Có chuyện gì thì từ từ nói. Con Sen bị gì?
-          Bà đi mà hỏi thằng con trai của bà.
-          Bà vừa phải thôi nha! Má tui làm gì mà bà chỉ trỏ. Có gì thì nói chuyện với thằng Tí này nè! Con Sen bị gì?
-          Mày còn làm bộ hả? Con Sen nó nói là đêm qua mày đã hiếp dâm nó! Giờ nó cứ ngồi khóc hoài.
-          Bà nói sao vậy? Thằng Tí …
-          Má đừng nói. Má mệt rồi, má đi nghỉ đi! Chuyện của tui để tui giải quyết. – Nó gạt má nó qua một bên. – Sao? Con Sen nói với bà sao. Giờ tui qua nhà bà để nói chuyện với nó. Thằng Tí này đầu đội trời chân đạp đất. Dám làm thì dám nhận. Tui sẽ hỏi chuyện nó. Nó nói sạo tui tán cho nó gãy răng luôn!
-          Mày đừng có giở thói côn đồ ra với tao nha! Mày đừng tưởng là mày muốn làm gì thì làm nha!
-          Thì sao? – Nó nhìn bà Tư bằng ánh mắt đầy lửa. Nó nghiến răng trèo trẹo – Tui không thích ở đây dây dưa. Má tui đang bệnh.
-          Ờ … ờ … thì … tao dẫn mày qua nhà tao. – Lúc này bà Tư mới thấy hình như mình hồ đồ mới dính đến thằng Tí.
Bà Tư dắt thằng Tí qua nhà bà. Quả thật vừa bước vào nhà đã nghe tiếng khóc hu hu của con Sen. Nó đoán chắc con nhỏ đang ấm ức lắm!
-          Mày cứ ngồi đó khóc hoài. Tao đem thủ phạm về nhà cho mày nè!
Vừa nhìn thấy thằng Tí mặt con Sen bỗng biến sắc. Thằng Tí thấy con nhỏ cũng không ưa nổi. Nhưng tiếng con gái khóc làm cho nó khó chịu quá! Cứ như cái kiểu thút thít của mẹ nó cái ngày nó còn nhỏ khiến cho nó có cảm giác bực dọc.
-          Không phải là anh Tí. Mà là thằng Tí ở chợ xóm dưới.
-          Thằng Tí bên tụi thằng Đãng chợ Nhỏ đúng không?
-          Đúng. – Con Sen cứ hức hức liên tục.
-          Nó làm gì mày hả? Mày đừng có khóc nữa đi! Tao chúa ghét con gái khóc.
-          Nó … nó … nó …. – Con Sen sợ quá im bặt. Lúc này bà Tư cũng im bặt.
-          Được rồi! Cái thằng dám đụng đến người của chợ ông Hoàng tức là dám đụng đến tao. Tao sẽ cho nó biết tay.
Nói rồi, thằng Tí hằn học bỏ đi! Ai cũng biết chuyện mà nó sắp làm! Con Sen thấy vậy sướng rơn cả ruột. Thằng Tí vậy mà cũng thương nó chứ bộ! Con nhỏ từ hết khóc chuyển qua tủm tỉm cười. Bà Tư cũng không hiểu sao nhưng thấy trong lòng lo lo. Dù sao thì cái thằng này cũng là thằng có nghĩa khí. Hôm sau người ta nghe đồn thằng Tí ở xóm chợ Nhỏ bị tụi du côn đánh cho phải nhập viên cả tháng. Bà Tư nghe mà thấy lòng không yên. Chẳng biết thằng nhỏ có sao không?
5.Bỗng nhiên ở chợ ông Hoàng mọc lên ngôi nhà to đùng như kiểu nhà của quý tộc. Gia đình mới chuyển về là gia đình trí thức. Nhà chỉ có mỗi cô con gái đang đi học lớp mười. Con nhỏ trắng muốt. Đôi mắt to tròn đen láy xinh cực kỳ. Mái tóc dài bóng mượt, cột nhỗng lên để lộ khuôn mặt đầy đặn đáng yêu. Từ ngày con nhỏ về làm cho mấy đứa con gái ở chợ vừa có chút dè chừng vừa có chút ganh tị. Nghe đâu ba nó làm cảnh sát mà rất giỏi. Ông đã từng phá nhiều vụ án lớn. Nhưng chưa bao giờ thấy ông mặc đồ trong ngành cả.  Cứ xuề xòa ly cà phê ở quán cóc. Từ ngày có ông tụi thằng Tí cũng dè chừng trong hành động. Còn mẹ con nhỏ thì suốt ngày ở trong nhà. Con nhỏ thừa hưởng sự dịu dàng của mẹ nó. Sáng sáng bà chỉ đi chợ chút rồi về nhà, ở miết trong nhà. Con nhỏ cũng vậy! Chỉ ngoại trừ đi học nó mới ló đầu ra. Thằng Tí lần đầu tiên thấy nó cũng thấy lạ lạ. Nó chẳng mảy may đến bọn con gái nhưng sao nó cứ thích nhìn thấy con nhỏ. So với đám con gái ở chợ thì con nhỏ này ngoan mà lại đẹp ăn đứt. Mấy đứa đàn em của thằng Tí cứ trêu “Đại ca muốn không, em bắt nó về cho đại ca nói chuyện!”. Thằng Tí đỏ mặt, mắt long sòng sọc “thằng nào dám đụng đến con nhỏ, tao bẻ gãy tay”. Tính thằng Tí tuy là dân đầu đường xó chợ, nhưng với con gái thì nó lại chẳng muốn làm tổn thương. Kiểu như mẹ nó bị ba nó làm cho khóc mãi khiến nó cứ bị ám ảnh. Dù là thích con nhỏ nhưng nó cũng chẳng muốn làm cho con nhỏ sợ.
6.
-          Anh là anh Tí mà người ta gọi là đại ca xóm chợ ông Hoàng phải không?
-          Ừ.
-          Thấy mặt anh hiền hiền vậy mà lại đi làm đại ca hả? Tui thấy anh cũng đẹp trai chứ bộ.
-          Ừ. Tui cũng đâu biết!
-          Ừ. Má tui nói con người đều có số phận hết! Tui thấy cũng phải. Ủa mà sao bữa nay tui không thấy má anh đi bán?
-          Mà tui lại bị bệnh. Bệnh của người già đó mà! Tui nói mà tui nghỉ luôn đi! Bán chi cho cực khổ.
-          Hì, ai nói anh thấy ghét chứ tui thấy anh cũng dễ thương chứ bộ. Tui thích làm bạn với anh ghê! – Con nhỏ cười tủm tỉm làm thằng Tí đỏ mặt. Lần đầu tiên nó thấy nó hiền trước một đứa con gái. – Mà tui nói nhỏ cho anh nghe nha! Ba tui dữ lắm đó! Ba tui nghe tin anh ở đây rồi! Ba tui mà thấy anh làm gì là ba tui không tha đâu!
-          Cảm ơn Hiền đã quan tâm tui. – Tự nhiên mặt thằng Tí biến sắc. – Được nói chuyện với tiểu thư con nhà giàu như Hiền là tui thấy vui rồi! Tui về đây! Kẻo ba Hiền lại ...
-          Ba tui không sao đâu! Ba tui biết tui nói chuyện với anh mà!
-          Ừ, nhưng tui không thích. Mai mốt tui cũng không muốn nói chuyện với Hiền nữa.
Nói rồi thằng Tí đứng lên đi một lướt làm con nhỏ chưng hửng. Nó thấy con nhỏ hiền ngoan, nó thương. Nhưng nghĩ đền thân phận nó như vậy nó cũng chẳng dám đèo bồng. Thân là thằng đầu đường xó chợ thì làm sao dám nghĩ nhiều. Mà nghĩ đến ba con nhỏ thì nó lại không ưa. Với nó thì tụi cảnh sát toàn là những thằng cướp ngày. Nó ghét lắm! Với lại nó cũng không muốn chén cơm của nó bị đạp đổ.
7.Má thằng Tí đang nằm trên võng đong đưa xem tuồng cải lương Phạm Công Cúc Hoa. Bà đã xem đi xem lại vở này nhiều lần rồi nhưng vẫn thấy khoái. Tự dưng một đám thanh niên ở đâu xông vô.
-          Bà hai, thằng Tí có nhà không?
-          Không. Mà tụi bây kiếm nó mần chi? Nó đi có chút việc rồi!
-          Bà biết nó đi đâu không?
-          Nó đi đâu làm sao tao biết chứ? Kiếm nó có chi không?
-          Kiếm nó để thanh toán chứ làm chi?
Nói rồi tụi nó đi lom lom ra cửa trông vẻ mặt thật đáng sợ. Hình như cái thằng đi sau cùng có gắn con dao ngay lưng thì phải. À mà không, thằng đi giữa cũng có. Má thằng Tí nghe tim mình thót lại. Bà bắt đầu đứng ngồi không yên nghĩ là đã có chuyện. Thằng Tí có giỏi trời thì làm sao chống được với mấy con dao kia. Khéo thằng Tí lại bị chúng nó chém như chơi. Bà cứ đi lanh quanh nghĩ mãi. Cũng không biết thằng Tí đang ở đâu? Tụi nó đi tìm thằng Tí ở đâu? Bà lạnh hết cả người. Bà chỉ còn biết cách đi cầu cứu một người. Bà vội vội vàng chạy sang ngôi nhà to đùng giữa chợ. Bà gõ cửa thình thình. Hiền chạy ra mở cửa. Nhìn thấy má thằng Tí nó vội chào hỏi.
-          Ủa, bác. Bác đỡ bệnh rồi hả bác?
-          Ờ, bác đỡ rồi! Có ba con ở nhà không?
-          Dạ có. Để con kêu ba con ra hen!
-          Ờ, kêu dùm dì đi!
-          Ba ơi! Có bác hai kiếm ba nè. – Ba con Hiền nghe con gái gọi thì vội chạy ra. Nhìn thấy má thằng Tí, ông hỏi ngay.
-          Có chuyện gì vậy chị Hai?
-          Dạ ... chả  là ....
Má thằng Tí chưa nói hết câu thì bà Tư hớt hơ hớt hải chạy sang. Bà Tư nhìn thấy má thằng Tí liền nói ngay.
-          Chị hai ... thằng Tí ... thằng Tí nó chảy máu nhiều lắm! Nó ... nó ...
-          Nó sao ... bà nói nhanh đi!
-          Nó bị tụi bên chợ Nhỏ xách dao qua chém. Nó bị chém lúc đi có mình à! Nhiều máu lắm ...
Nghe đến đó má thằng Tí chạy một mạch theo hướng bà Tư chỉ. Ra tới nơi thì thấy thằng Tí nằm trên vũng máu, người nhiều nhát chém. Người trong chợ bu quanh nó. Có người thì thấy tội nghiệp nhưng cũng có người bĩu môi bảo đáng đời. Má thằng Tí rụng rời tay chân dạt đám người đó ra. Bà sờ soạng khắp người thằng Tí không một chút cựa quậy. Máu dính đầy tay. Bà ôm thằng Tí vào lòng mà khóc không thành tiếng. Bà cứ lầm bầm “Đã nói bao nhiêu lần rồi! Bỏ cái nghề trộm cướp, đánh nhau này đi thì mày đâu có ngày này. Giờ mày bắt bà già này đưa tiễn mày đi như vầy sao? Con ơi là con! ....”. Trong số những người đứng xung quanh có con Hiền. Nó nhìn thấy thằng Tí nằm ngay đơ trên vũng máu thì lòng buồn mông lung. Cũng chẳng biết nó buồn vì cái gì nhưng cảm thấy trong lòng mất mác một điều gì đó! Có lẽ nó thương cho một kiếp người chăng? 
TuongLoan

Người mẹ một mắt


 Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: "Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!".

Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.

Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.

Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: "Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!". Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời "Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!" và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?

Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi: "Con yêu quý,Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.
Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..Mẹ yêu con lắm,Mẹ...".
mietvuon

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Dở khóc dở cười chuyện nữ sinh được dạy cách "giữ mình"

Được dạy cách “giữ mình”, nhiều bạn gái đi học nhưng không dám ngồi cạnh bạn trai, có bạn phản ứng ngay khi thầy giáo có “hành động thân mật”. Thậm chí có em còn khiếp cả… bố.
Khiếp bố, sợ thầy, ghét… bạn trai
Hơn nửa tháng đi công tác, về đến nhà, anh Phúc (ngụ ở Q.8, TPHCM) không thấy cô con gái 11 tuổi chạy bá cổ bố đòi quà như mọi lần. Nghĩ con đang giận chuyện gì đó, anh đến ngay bên bàn học đưa tay xoa đầu và thơm con gái cưng cho thỏa nỗi nhớ những ngày xa con. Nhưng anh vừa mới đặt tay lên vai, cô bé lập tức bật người dậy, quay lại và đưa tay lên cào ngay lên mặt bố, hét lớn: “Bố không được chạm đến người con” rồi bỏ chạy.

Anh Phúc ngỡ ngàng không hiểu chuyện gì. Tiếp tục để ý theo dõi, anh thấy cháu tuy vẫn trò chuyện với bố nhưng lại giữ khoảng cách và luôn sẵn sàng “bật lại” khi bố đến gần. Lo lắng có chuyện không hay với con, anh đem thắc mắc đó hỏi vợ thì mới té ngửa được biết nguyên nhân từ chị mà ra.
Thấy con gái bắt đầu phổng phao, xinh xắn nên chị Hà, vợ anh Phúc thấp thỏm lo con bị lạm dụng. Để con biết cách tự bảo vệ mình, chị nghiêm khắc “dạy” cháu: “Không được để con trai, bất kể là ai chạm vào người. Ai chạm đến, đưa tay cào vào mặt ngay nha con”.
Cô con gái nghe lời mẹ thực hiện ngay, phản ứng ngay cả với cả bố. Lúc này, họ còn nhận được thông báo của cô giáo chủ nhiệm bé Bi mời lên làm việc vì cháu liên tục cào mặt mấy bạn trai cùng lớp. Chị Hà vô cùng khó xử vì lỡ khuyên cháu “quá đà”, giờ chẳng biết nói lại sao với con thế nào cho đúng.
Đang là một cô gái hồn nhiên, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường lớp, tự nhiên hơn một năm nay Thu, một nữ sinh học lớp 11 tại TPHCM thu mình lại và chỉ chơi với bạn nữ. Lớp ngồi xen kẽ một nam, một nữ nhưng Thu lên gặp giáo viên nước mắt ngắn dài xin cô cho mình ngồi gần bạn nữ. Giáo viên nghĩ Thu có hiềm khích gì với cậu bạn ngồi cạnh nên đồng ý cho Thu chuyển chỗ. 
Những biểu hiện “né” con trai của Thu ngày càng quá mức. Với thầy giáo, Thu cũng tìm mọi cách để tránh xa chứ không còn thoải mái hỏi bài, trò chuyện với thầy như bạn bè khác.
Hóa ra, từ nhỏ bà nội và mẹ Thu đã liên tục “đầu độc” con gái về… đàn ông xấu xa, đểu cáng lắm với mục đích giúp con biết bảo vệ mình trước các cạm bẫy và yêu râu xanh. Đặc biệt khi Thu vào tuổi dậy thì, mức độ “răn dạy” cô con gái của bà và mẹ càng “tăng”. Bà nội dọa: “Con phải tránh xa đàn ông ra, chứ chạm đến là có bầu như chơi”.
Thế nên đang ở tuổi hồn nhiên nhất, Thu lại bị áp lực tâm lý vì lúc nào cũng trong tinh thần “chống lại” đàn ông. Thu ngại giao tiếp, sợ sệt, còn lực học cũng giảm đi thấy rõ.
Dạy con “giữ mình” đúng cách
Trước nguy cơ trẻ có thể bị xâm hại tình dục, không ít người lớn “hành trang” cho trẻ cách bảo vệ mình. Thế nhưng, dường như họ chỉ biết đến phản ứng tức thời trước mắt mà không lường được hậu quả để lại về lâu dài.
Thạc sĩ tâm lý Phạm Phương Thảo (ĐH Y dược TP.HCM) kể ở trường nọ có cô giáo rất quan tâm đến các em học sinh. Lo cho các bạn nữ, cô gọi từng nhóm và nói nhỏ: “Các em không được tiếp xúc, gần gũi với các thầy”. Hàng loạt các bạn nữ trở nên sợ các thầy một cách vô lý. Rồi trong gia đình, nhiều phụ huynh dặn con gái phải tránh xa đàn ông. Thế nên khi tiếp xúc với “con trai”, không kể là ai, hành vi như thế nào trẻ cũng sẵn sàng cấu xé, la ó.
“Về lâu dài những trẻ được răn dạy như vậy rất dễ mắc chứng sợ đàn ông, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như khó khăn cho cuộc sống sau này”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Thạc sĩ Phạm Phương Thảo chia sẻ việc giúp con biết tự bảo vệ mình trước nhiều cạm bẫy và mối nguy bị lạm dụng tình dục như hiện nay là điều cần thiết. Để dạy trẻ đúng, trước hết người lớn cần trang bị các kiến thức cơ bản như phải hiểu thế nào là lạm dụng tình dục và giúp trẻ phân biệt được giữa lạm dụng tình dục và các cử chỉ quan tâm.
Bà Thảo phân tích, cần chỉ cho trẻ biết giới hạn của sự đụng chạm trên cơ thể. Những ai là người có thể chạm vào trẻ ở mức độ nào, vì mục đích gì và phân biệt được thế nào là đụng chạm an toàn, thế nào là nguy hiểm. “Vì thế cần giúp trẻ hiểu về các bộ phận trên cơ thể, những bộ phận nhạy cảm”, bà Thảo khuyên.
Bà Thảo khuyến cáo phụ huynh nên phải dặn dò con khi phát hiện những đụng chạm “vượt an toàn” thì phải lên tiếng từ chối, la lên và không nên sợ các lời đe dọa của đối phương. Hơn nữa, điều quan trọng nhất là giúp con bộc lộ được suy nghĩ của mình, có những việc không thể giữ bí mật… để có những phát hiện kịp thời nhất.
www.mietvuon.vn
Dân Trí

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Kỷ Niệm Tuổi Thơ

Mùa thu đã về. Không khí dịu mát. Sương phủ bồng bềnh trên dòng sông. Trên dòng sông thời gian người ta giữ lại được cái gì cho riêng mình, cho mãi mãi? 
Kỷ niệm bao giờ mà chả thuộc về quá khứ. Chiếc tàu thủy ra khơi năm ấy bị nhấn chìm đôi khi lại ái ngại trở về. Không ai có hình ảnh kỷ niệm của tương lai được. Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng vẫn nói: “Anh cứ đến đó đi. Thể nào cũng có những kỷ niệm đẹp đấy”. Hình dung về tương lai ai mà chả muốn và chúc nhau cho nó đẹp. Gương mặt của tương lai thật mờ ảo, khó xác thực. Ánh lửa trên bờ kia thực ấm áp, cảm động. Ngọn lửa gắn với con người bằng những kỷ niệm, thậm chí bằng những mối dây liên hệ vô hình từ cội nguồn. Con người sống qua các đổi thay của thiên nhiên vẫn giữ nguyên những định kiến cố hữu. Trời trở heo may, lạnh lẽo ẩm ướt khiến người già đau nhức mỏi xương cốt. Còn với trẻ thơ bốn mùa đều đẹp đẽ, tươi vui. Anh và Nga đang sống lại tuổi thơ. Tuổi thơ của mỗi người. Dòng sông, cánh cò, những ngày xưa êm ả… và cả Trung thu này nữa.
 
Anh và Nga đang đứng trú mưa dưới mái hiên một phố cổ Hà Nội. “Đôi ta bắt gặp nhau đây. Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang…”. Trung thu Hàng Mã bán nhiều đồ chơi, những chữ xốp lồng nhau xanh đỏ. Thật ngẫu nhiên: Chẳng có chữ nào cắt tên anh và Nga cả. Chẳng lẽ hạnh phúc lại đặt làm? Đôi chữ cái quấn quýt nhau như dây leo, bay bướm, lắm chỗ như xâu qua lỗ kim. Đời sống uyên ương thật giống nhau, chật vật mà lại loè loẹt. Nga không hiểu sao anh lại quay đi như vậy.
Họ đi qua các hàng quần áo, mã vàng, tiền Đôla âm phủ, có cả ô tô, Mô kích, xe HONDA cho người ở thế giới bên kia sử dụng. Con người ta ở đâu cũng cần đến đồ đạc. Đồ đạc nhiều quá. Nga bảo: “Hôm ba mươi nhăm ngày đưa cụ ông lên chùa mẹ em sắm cho cụ cái ti vi National, bộ complet, giày da Ý với bộ quần áo lót, áo sơ mi ngoại cả… Lúc nhìn lên em thấy hương cháy rực, mà tàn lại rất cong. Người ta bảo như thế là có lộc. Nhiều câu kinh Cầu Siêu em không hiểu. Những câu như: “Nam mô Tây phương cực lạc. Cứu khổ, cứu nạn. Linh cảm ứng. Quan Thế Âm bồ tát. Nam mô thập phương Thương trụ Phật. Nam mô thập phương Thương trụ pháp. Nam mô thập phương Thương trụ tăng. Nam mô bản sứ thích ca Mâu ni Phật…”.
Anh bảo: “Đấy là thế giới huyền bí. Con người chỉ tin mà không hiểu được”.
Mười ngày phép trôi qua thật nhanh. Ngày mai anh sẽ ra biển. Nơi đó có con tàu no sóng, no gió và các đồng đội của anh. Biển ở trong lòng anh, ở trong tim anh. Người con gái đang đi bên anh là người con gái Hà Nội, đất liền. “Con gái chơi với con trai. Về sau hai vú bằng hai quả dừa”. Anh im lặng đi bên nàng sợ làm tan ảo ảnh. Anh ăn sóng nói gió ở đâu nhưng lúc này anh hiền như củ khoai, như đất đai, như luống cày. Chỗ anh công tác dừa có đầy. Những trưa hè uống nước mát rượi. Anh yêu nàng nhưng anh không hiểu nàng lắm.
Anh kể cho nàng nghe anh học giỏi, anh thi đỗ đại học được ra nước ngoài học… Nhưng anh yêu biển, anh yêu con tàu băng băng rẽ sóng. Anh làm kỹ sư hàng hải. Nga thích màu xanh nước biển. Biển thì bao la. Có nhiều nhà thơ ví biển với tình yêu. Tình yêu cũng lớn lao như biển.
Anh yêu biển bắt đầu từ một kỷ niệm. Ngày anh còn bé, vào dịp Tết Trung thu mẹ cho anh ba đồng bảo muốn mua gì thì mua. Anh lưỡng lự giữa một khẩu súng lục bằng nhựa, một chiếc máy bay trực thăng và một chiếc tàu thuỷ bằng sắt tây. Anh đã chọn chiếc tàu thuỷ. Anh và lũ em ngồi quanh chậu nước. Cho dầu hỏa, châm lửa, rồi đặt vào khoang. Lễ hạ thuỷ thật trọng thể, thiêng liêng. Lúc đó anh không hiểu nguyên lý vận hành của con tàu, chỉ sung sướng nghĩ rằng dưới bàn tay mình con tàu sẽ rẽ nước chạy được trong âm thanh “phạch, phạch…” vui tai. Có ánh lửa sáng trong khoang tàu, có khói phụt ra từ ống khói trên nóc tàu… Con tàu bắt đầu chạy. Anh bẻ bánh lái cho nó chạy vòng quanh chậu. Tất cả đều reo vui, sung sướng. Lá cờ hình tam giác bằng sắt tây sơn đỏ chẳng thể vẫy vẫy theo niềm vui của bọn anh được. Nhưng cũng chẳng sao. Song, hỡi ơi, niềm vui thật ngắn ngủi. Thiếc hàn bị chảy, nước tràn vào khoang, lửa tắt ngấm, tàu chìm nghỉm. Anh và các em khóc oà. Lần ra khơi đầu tiên ấy thất bại. Nga cười: “Nếu bây giờ cho anh chọn lại anh chọn cái gì?”. “Anh sẽ chọn quả bưởi bôi phẩm hồng này với cái đèn con thỏ kia”. Anh mua hai thứ đó. Mỗi người cầm một thứ. Nga cầm bưởi. Anh cầm cái đèn con thỏ chỉ bằng nắm tay người lớn bằng khung tre phết giấy bóng kính đỏ rất đẹp. Anh cứ giơ lên và một tay dắt Nga đi trong dòng người đông đúc, nhộn nhịp. Như là họ đang giữ đồ chơi cho trẻ nhỏ.
Có rất nhiều đèn cù, đèn ông sao… “Gió đưa trăng thì trăng đưa gió, Quạt nọ đưa đèn thì đèn có đưa ai?”. Ngày xưa anh được bà nội ru bằng ca dao. Những đêm trăng thanh bình, yên tĩnh… Trai gái hát đối nhau ở sân đình làng thật là hiền hoà, trong sáng. Giờ đã nhiều người lên ông lên bà. “Đêm qua mới gọi là đêm. Ruột xót như muối, da mềm như dưa”. “Chiều chiều mây phủ Ải Vân, Chim kêu ghềnh đá ngẫm thân thêm buồn”. “Đêm nằm lưng chẳng tới giường, Trông cho mau sáng ra đường gặp em”. “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”…
Nga hỏi: “Sao ca dao của mình toàn về chiều tối anh nhỉ? Cứ như đi hát KARAOKE ấy. Nhưng cứ buồn buồn…”. Anh bảo: “Tình yêu thương bao giờ cũng buồn, Nga ạ. Ngày xưa ban ngày là thời gian sản xuất, lao động; thời gian của cộng đồng”. “Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều”. Ai cũng phải đi làm cả. Chỉ có buổi chiều tối là của riêng mình cho nên em nhận xét thế là phải. Hát KARAOKE chỉ là âm thanh đánh lừa nỗi cô đơn thôi. Đó là hơi thở của máy móc. Không phải lời của thiên nhiên. Con người càng hiện đại, giàu có, càng cô đơn, biệt tịch…”. “Anh đừng nói nữa. Em bóc bưởi nhé?”. “Đi ăn sủi cảo đi?”. “Anh không thích cháo cá quả à?”. “Mình cứ như đèn cù ấy nhỉ?”. Có tiếng hát: “Ngựa giấy ối a ngựa giấy. Tít mù nó lại vòng quanh”. Anh nhìn những đồ chơi cắm ánh nến lung linh. Ngọn đèn nào sẽ đưa anh và Nga đến hạnh phúc? Nến mà hết thì phải chuẩn bị nến khác chứ. Nga mỉm cười nhìn anh đang mê mải ngắm muôn ngàn thứ đồ chơi con trẻ. Đàn ông chỉ là những đứa trẻ con lớn xác.
Họ dắt nhau đi giữa rừng ánh sáng, âm thanh, mầu sắc, giữa tình yêu với nhau, với cuộc đời. “Đầu năm ăn quả thanh yên. Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng”. Anh bảo: “Nếu em thích cứ bóc bưởi đi cũng được”. Tự nhiên anh thấy chóng mặt. Có rất nhiều mặt nạ. Thiên thần và quỷ dữ. Các con vật dữ tợn, hung ác và hiền lành, đáng yêu. Có ông quan và thằng hề, có hổ báo và thỏ cừu, có quỷ mặt xanh và người hiền từ mặt hồng… “Nếu có con gái anh chẳng bao giờ cho nó chơi mặt nạ”. Nga hỏi: “Thế nếu là con trai?”. Anh bảo: “À đấy là cuộc sống”. Nga cười: “Anh chán lắm nhỉ?”. Anh thở dài: “Không”. “Anh đừng đi nhanh thế. Búp bê đẹp tuyệt trần anh ạ”. Mặt anh rạng rỡ. Bao nhiêu xoong, chậu, bát đũa, tủ lạnh, máy giặt, bàn là, giường tủ xinh xắn.
Trẻ con trong khi đợi làm người lớn hãy để các em làm quen với cuộc sống không thể tránh được sau này. Cuộc sống bao giờ cũng là cuộc sống. Cuộc sống có lửa, nước, không khí và đất đai. Cái nhà này xinh nhỉ? Bao nhiêu là cửa sổ cho gió lọt vào, có bếp, có điện, lại có cả nhà tắm. Ngôi nhà đặt trên miếng gỗ có cỏ xanh rì rào rì rào… ồn ào, náo nhiệt và sáng lòa.
“Rước đèn ông sao, sao năm cánh tươi mầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu tỏa đêm rằm liên hoan. Tùng rinh rinh rinh rinh tùng rinh rinh…”
Bài hát ấy của tuổi thơ anh.
Lộp bộp, lộp bộp… Mưa mau hạt. Lạ, mùa thu sao mưa như mùa hạ. Người ta xô nhau chạy về bày cỗ Trung thu. Anh và Nga chẳng vội vã gì. Họ đứng trú dưới một mái hiên. Sau cứ thế dắt nhau đi trong mưa. Mai anh sẽ ra biển. Anh sẽ không có Nga ở bên cạnh. Phụ nữ bao giờ cũng cần yên ổn, nề nếp, căn cơ. “Anh sẽ luôn nhớ em, viết thư cho em. Em gắng học giỏi nhé”. “Vâng…”. Anh muốn quên đi kỷ niệm cay đắng trong tuổi thơ về chiếc tàu, về chuyến ra khơi năm ấy. Nhưng có ai chạy thoát khỏi bóng mình? Anh sẽ cố gắng hàn gắn, giữ gìn để có kỷ niệm đẹp của ngày mai.
Con tàu và đồng đội đang chờ anh ở ngoài khơi kia. Nhớ làm chi chiếc tàu thuỷ bằng sắt tây hàn thiếc?
(Rút trong tập Nước Thiên đàng, NXB Phụ nữ, 1996)

suord (Evan)